Ôm nhiều không… yếu!

Một cái ôm có thể mang lại nhiều lợi ích hơn bạn tưởng đấy!

“Đèn đỏ” nói gì về nguy cơ tim mạch?

Giải mã "bí ẩn" đằng sau cái ôm của bé

Khám sức khỏe tiền hôn nhân: Khỏe rồi mới cưới!

Suy giảm miễn dịch: Dễ mắc, khó trị

4 nhóm thực phẩm hủy hoại hệ miễn dịch

Cải thiện hệ miễn dịch

Khi ôm, cơ thể sẽ tiết hormone oxytocin. Hormone này không chỉ làm giảm huyết áp, làm giảm căng thẳng và lo lắng mà thậm chí có thể cải thiện trí nhớ của bạn.

Ôm nhau dẫn đến các phản ứng sinh hóa và sinh lý. Y khoa đã chứng minh rằng, tiếp xúc cơ thể trong khi ôm giúp kích thích các dây thần kinh khắp cơ thể và làm tăng lượng máu lưu thông. Vì vậy, một số trung tâm phục hồi chức năng đã sử dụng ôm như một liệu pháp để kích thích các dây thần kinh và tăng lưu lượng máu trên khắp cơ thể.

Khi ôm bạn sẽ tạo một lực nhẹ lên xương ức có khả năng kích thích, kiểm soát và cân bằng việc sản xuất bạch cầu của cơ thể giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm.

Ôm giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể và ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm

Cải thiện tâm trạng

Ôm còn tác động vào trạng thái tinh thần của cá nhân, những người ôm thường xuyên hơn có xu hướng cởi mở hơn về cảm xúc và phát triển ý về sự gần gũi và lòng trắc ẩn với những người xung quanh. Ôm còn là một cách giải tỏa stress hiệu quả.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích tình trạng quan hệ xã hội và số cái ôm được nhận. Sau đó, những người tham gia được tiếp xúc với virus cảm lạnh thông thường và nhóm nghiên cứu sẽ theo dõi quá trình nhiễm bệnh và phát triển bệnh ở những người này.

Tâm trạng sẽ được cải thiện rõ rệt khi ôm một người tin cậy

Kết quả cho thấy những người ít khi ôm người khác sẽ có nhiều mâu thuẫn trong cuộc sống và dễ bị nhiễm virus cúm hơn. Bên cạnh đó, nếu bị ốm, các triệu chứng của họ cũng nghiêm trọng hơn so với những người còn lại.

“Điều này cho thấy được một người đáng tin cậy ôm có thể là một phương pháp giải tỏa căng thẳng hiệu quả”, Giáo sư tâm lý học Sheldon Cohen - người đứng đầu nghiên cứu, cho biết, “cho dù ôm làm tăng hệ miễn dịch hay đơn giản chỉ là sự hỗ trợ về tinh thần, những người được ôm nhiều hơn vẫn có lợi hơn trong việc phòng tránh bệnh truyền nhiễm”.

Vì sao bị stress lại dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn?
Các nhà tâm lý học coi stress là bản năng tự vệ và ứng phó diễn ra bên trong cơ thể trước sức ép nội tâm hoặc bên ngoài. Trước kia người ta thường nghĩ stress là một hiện tượng tâm sinh lý đơn thuần nhưng thực ra stress phức tạp hơn nhiều. Stress ảnh hưởng tới nhiều cơ quan chức năng và giảm sức đề kháng khiến cho cơ thể dễ mắc bệnh truyền nhiễm hơn.
Kim Chi H+ (Theo Medicaldaily)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn