Cha mẹ đã biết phân biệt viêm họng do virus và vi khuẩn?

Viêm họng do virus và vi khuẩn có các cách điều trị khác nhau cha mẹ cần lưu ý

Mạo hiểm cho bé dùng thuốc kháng sinh khi bị viêm họng

[Inforgraphics]: Nhận biết viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A

Trẻ nhiễm khuẩn hô hấp: Nên điều trị theo triệu chứng

Các loại thảo mộc phòng bệnh hô hấp hiệu quả

Nguyên nhân gây viêm họng

Viêm họng cấp là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt hay xảy ra trong thời tiết giao mùa. Viêm họng thường xảy ra do 2 nguyên nhân chủ yếu: Do virus và do vi khuẩn (liên cầu tan huyết). Tuy nhiên, số ca viêm họng do liên cầu tan huyết ít hơn do virus rất nhiều. Trong đó, tỷ lệ mắc viêm họng cấp do virus rơi vào khoảng 70 - 80%, viêm họng do liên cầu chỉ chứa từ 20 - 30% số ca mắc bệnh.

Tuy nhiên, viêm họng do virus và vi khuẩn thường có các cách điều trị khác nhau. Vậy làm thế nào cha mẹ có thể phân biệt được để có cách xử trí tốt nhất cho con?

Trẻ có thể bị viêm họng do virus hoặc vi khuẩn (liên cầu tan huyết)

Dấu hiệu viêm họng do virus và do liên cầu tan huyết

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Nhiều bậc phụ huynh cứ thấy con sốt, ho nhiều là cho dùng ngay kháng sinh với suy nghĩ con sẽ khỏi nhanh hơn. Trên thực tế, sốt đi kèm với ho nhiều lại là triệu chứng viêm họng do virus, kháng sinh hoàn toàn không có tác dụng”.

Các triệu chứng viêm họng do virus và viêm họng do liên cầu được PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng tổng hợp thành bảng sau đây:

Viêm họng do virus

Viêm họng do vi khuẩn liên cầu

- Viêm kết mạc

- Sốt trên 38,5 độ C

- Chảy nước mũi

- Sưng đau hạch cổ

- Ho

- Đau đầu

- Tiêu chảy

- Xuất hiện nốt xuất huyết ở vòm

- Phát ban dạng virus

- Đau bụng

 

- Dịch tiết ở họng, amidan

Cụ thể, trẻ bị viêm họng, ho và chảy nước mắt, nước mũi nhiều thì chủ yếu là mắc viêm họng do virus. Trẻ bị sốt, viêm họng đi kèm với các triệu chứng như hạch cổ sưng đau, đau đầu, đau bụng… thường là do viêm họng liên cầu.

Cha mẹ nên làm gì khi con bị viêm họng?

Thông thường trẻ mắc viêm họng do virus có thể tự khỏi sau 3 - 7 ngày, một số ít có thể kéo dài thời gian mắc bệnh tới 2 tuần. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt quá cao (trên 38,5 độ C trở lên), cha mẹ có thể cho con sử dụng thuốc hạ sốt như paracetamol. Cha mẹ cũng có thể khắc phục tình trạng ho của con bằng cách cho bé dùng thuốc ho. Trẻ bị chảy nước mũi, tắc mũi nhiều có thể sử dụng nước muối để làm sạch mũi.

Với trẻ bị viêm họng liên cầu, sử dụng kháng sinh đúng và đủ liều theo chỉ dẫn của bác sỹ có thể giúp bé khỏi nhanh. Tốt hơn hết, khi nhận thấy bé có các dấu hiệu bệnh, cha mẹ nên đưa con tới khám bác sỹ để được chẩn đoán và điều trị tốt nhất, phòng ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Vi Bùi H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp