Viêm màng não mô cầu dễ nhầm lẫn với các bệnh khác

Bệnh viêm màng não mô cầu rất dễ lây lan vì bệnh lây truyền qua đường hô hấp

Nên chọn tiêm vaccine viêm não mô cầu nào cho trẻ?

Viêm não mô cầu: Dễ lây qua đường hô hấp

HN: Viêm não mô cầu tái xuất

Hà Nội ghi nhận ca viêm não mô cầu đầu tiên

Phát hiện muộn – dễ tử vong

Mới gần đây nhất, một nữ sinh lớp 12 ở tỉnh Hải Dương được phát hiện mắc viêm màng não mô cầu. Sáng 20/2, gia đình thấy con gái có biểu hiện sốt, đau đầu. Tối cùng ngày gia đình đưa con đến khám, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hải Dương. Sau đó, bệnh nhân được chuyển lên điều trị tại Bệnh viện 108. Kết quả xét nghiệm bệnh phẩm cho thấy bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết và viêm màng não mô cầu. Dù được điều trị tích cực nhưng bệnh nhân đã tử vong sau 2 ngày có biểu hiện bệnh.

Người bệnh có thể tử vong trong vòng 24h sau khi mắc bệnh

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu – Cục Trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, cho biết: “Viêm màng não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề như chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ 10 – 20%. Tỷ lệ tử vong có thể từ 10 – 15%. Người bệnh viêm màng não mô cầu nếu được điều trị sớm thì tổn thương do bệnh gây ra sẽ càng ít. Vì vậy khi có các dấu hiệu nghi ngờ viêm màng não mô cầu, người bệnh cần sớm đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị". 

Phân biệt viêm màng não mô cầu với các bệnh khác

Viêm màng não mô cầu với cảm cúm: Mới đây tại Anh, cô gái Charlotte Hannibal bị viêm màng não mô cầu nhưng cứ nghĩ mình bị cúm nên đã không chữa trị kịp thời. Cô gái này đã mất cả hai chân và năm ngón tay vì sự nhầm lẫn này. Theo bác sỹ điều trị cho Charlotte Hannibal, dấu hiệu của bệnh viêm màng não mô cầu có triệu chứng chính là sốt cao, đau đầu, buồn nôn, người mệt mỏi nên thường bị nhẫm lẫn với cảm cúm. Tuy nhiên, người bị viêm màng não mô cầu còn có thêm các triệu chứng sau: Cổ cứng, nhạy cảm với ánh sáng một số bệnh khác nên người bệnh thường chủ quan và không điều trị sớm. 

Hannibal đã phải cắt cụt 2 chân vì nhầm viêm màng não mô cầu với cảm cúm

Viêm màng não mô cầu với liên cầu khuẩn: Viêm não mô cầu có thể xuất hiện ở bất kỳ ai nhưng nguy cơ cao ở trẻ em và người già do sức đề kháng kém. Vì có ban hoại tử trên da nên viêm não mô cầu dễ nhầm với bệnh liên cầu khuẩn.

Viêm màng não mô cầu với sởi, rubellaPhát ban do sởi, rubella thường xuất hiện đầu tiên ở sau tai, lan ra mặt, xuống ngực, bụng và toàn thân. Đặc điểm của ban sởi là dạng ban sần, nổi trên bề mặt da và sẽ để lại những vết thâm tại nốt ban chứ không phải là nốt ban giống vết bầm tím dưới da như triệu chứng của bệnh viêm màng não mô cầu.

Viêm màng não mô cầu với viêm não Nhật Bản: Hai bệnh này thường bị nhẫm lần với nhau do cùng có triệu chứng sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, hôn mê, co giật, cổ cứng… Tuy nhiên, thời gian ủ bệnh của viêm não Nhật Bản thường dài hơn từ 1 – 6 ngày, trong khi thời gian ủ bệnh của viêm màng não mô cầu chỉ từ vài giờ đến vài ngày.

Vì viêm màng não mô cầu có nhiều biểu hiện tương tự với các bệnh khác nhưng quá trình phát bệnh nhanh và có thể gây tử vong trong vòng 24h sau khi phát bệnh nên các chuyên gia y tế khuyến cao những người có có biểu hiện sốt cao, nhức đầu, nôn mửa, cứng cổ… nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế để xét nghiệm và phát hiện bệnh sớm nhất có thể.

Nếu người bình thường tiếp xúc với bệnh nhân hoặc sống trong tập thể có người đã xác định viêm màng não mô cầu có các biểu hiện lâm sàng như sốt cao đột ngột, ho, đau họng, mệt mỏi, đau đầu, cứng gáy, rối loạn ý thức… thì cần nghĩ đến nguy cơ viêm não mô cầu.

Để phòng bệnh viêm màng não mô cầu, người dân cần thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng, họng bằng các dung dịch sát khuẩn mũi họng thông thường.

Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc. Chủ động tiêm phòng vaccine phòng bệnh cho trẻ, vaccine được tiêm tại các cơ sở tiêm chủng dịch vụ.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm