Phát hiện HIV trong 15 phút bằng... smartphone

Phụ kiện smartphone giúp phát hiện HIV và giang mai trong 15 phút qua máu ngón tay

Sành sỏi trên giường, vẫn "ngây thơ" với STDs

Chống bệnh lây qua đường tình dục bằng... bao cao su

Báo động lây nhiễm HIV qua đường tình dục

Nên xét nghiệm HIV mấy lần để có kết quả chính xác?

Đây là một tiến bộ vượt bậc so với các xét nghiệm thông thường (phải mất nhiều ngày mới có kết quả), thiết bị này có thể phát hiện ba dấu hiệu của STDs thông qua máu chích từ ngón tay.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có gần 1,5 triệu phụ nữ mang thai trên thế giới bị nhiễm giang mai. Đáng chú ý là một nửa trong số đó không được điều trị, điều này vô cùng nguy hiểm bởi bệnh có thể lây truyền sang bào thai gây thai chết lưu, sẩy thai hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Thiết bị này sử dụng năng lượng của điện thoại thông minh (đã được tích hợp bộ chẩn đoán dấu hiệu HIV và giang mai), người dùng lấy máu ngón tay để làm xét nghiệm ELISA (xét nghiệm chẩn đoán STDs truyền thống) và chờ kết quả trong vòng 15 phút. Thiết bị có độ nhạy (dương tính thật: Tỷ lệ những trường hợp thực sự có bệnh và có kết quả xét nghiệm dương tính) 92 – 100% và độ đặc hiệu (âm tính thật: Tỷ lệ những trường hợp thực sự không có bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính) 79 – 100%.

Thiết bị này đã được thử nghiệm với kết quả khả quan tại Thủ đô Kigali của Rwanda (Trung Đông châu Phi) – nơi có tỷ lệ bệnh giang mai và HIV lây truyền từ mẹ sang con rất cao.

“Với một phụ kiện của smartphone, bạn có thể phát hiện sớm bệnh và chủ động phòng ngừa, đó là biện pháp rất tiện lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và độ bảo mật cao”, Samuel K. Sia – Giáo sư kỹ thuật y sinh tại Đại học Columbia, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Phụ kiện này chỉ có giá 34 USD, rẻ hơn rất nhiều so với một thiết bị xét nghiệm ELISA truyền thống (18.450 USD).

Các nhà sáng chế tin rằng một ngày nào đó, thiết bị này sẽ làm thay đổi ngành xét nghiệm – chẩn đoán STDs trên thế giới, kể cả các nước phát triển như Mỹ.

Phát hiện này được công bố trên Tạp chí Science Translational Medicine.


Kim Chi H+ (Theo Foxnews)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm