​Tế bào gốc mới giúp chữa nhiều bệnh nan y

Nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss của ĐH Quốc gia Úc, Ảnh: Graham Tidy

Liệu pháp tế bào gốc điều trị bệnh nan y

Tế bào gốc – bước tiến mới trong điều trị Parkinson

Ứng dụng tế bào gốc chữa ung thư não

Sử dụng tế bào gốc phục hồi thị lực

Hơn 50 nhà nghiên cứu đến từ Úc, Canada, Hà Lan và Hàn Quốc đã tham gia nghiên cứu tên là "Project Grandiose". Họ đã phát hiện ra tế bào gốc đa năng mới và đặt tên là F-class.

Chúng được coi là một nguyên mẫu tiềm năng cho việc sản xuất hàng loạt các tế bào gốc dùng để điều trị một loạt các loại bệnh và thương tật, đặc biệt là bệnh Parkinson's, Alzheimer's, mù lòa, đột quỵ và chấn thương tủy sống.

Theo các nhà nghiên cứu, trên cơ sở phát hiện này, họ có thể dùng tế bào của chính bệnh nhân, biến chúng thành các mô và cơ quan phục vụ cho việc cấy ghép giúp họ điều trị bệnh.

Đây được xem là bước đột phá trong nghiên cứu tế bào gốc. Nhà sinh vật học phân tử Thomas Preiss, thuộc ĐH Quốc gia Úc cho rằng: “Đây là những tế bào rất có ích, bởi bạn có thể ứng dụng chúng vào nhiều lĩnh vực khác nhau của y học”.

Phát hiện này được một nhóm nghiên cứu Úc và các nhà khoa học quốc tế công bố trên tạp chí Nature, ngày 11/12.

Đã có nhiều nghiên cứu về tế bào gốc để chữa bệnh

Trước đó, vào tháng 10/2014, các nhà khoa học của trường Y Harvard (Mỹ) cũng đã phát hiện ra cách biến các tế bào gốc thành những cỗ máy sát thủ, chống lại căn bệnh ung thư não.

Suốt nhiều năm qua, nhóm tác giả này đã nghiên cứu một liệu pháp điều trị ung thư dựa vào tế bào gốc. Họ đã dùng kỹ thuật di truyền để khiến các tế bào gốc tiết ra các chất tiêu diệt ung thư, nhưng quan trọng hơn là vẫn có khả năng đề kháng những ảnh hưởng của chất độc do chúng sản sinh. Các tế bào gốc này cũng không gây nguy hiểm cho những tế bào khỏe mạnh bình thường khác.

Tiến sỹ Khalid Shah, người đứng đầu nghiên cứu cho biết: "Sau khi tiến hành mọi phân tích và quét hình ảnh phân tử nhằm theo dõi sự ức chế tổng hợp protein bên trong các khối u não, chúng tôi quan sát thấy chất độc đã tiêu diệt các tế bào ung thư.

Năm 2004, bác sỹ người Việt đầu tiên phát hiện ra tế bào gốc từ cuống rốn trẻ sơ sinh là PGS.TS Phan Toàn Thắng. Trước đó, đầu thập niên 1990, các nhà khoa học Mỹ đã tìm thấy tế bào gốc trong máu chiếc cuống rốn "phụ phẩm" của quá trình sinh nở.

Khác với phát hiện tế bào gốc trong máu cuống rốn của các nhà khoa học Mỹ - không có bản quyền sáng chế, phát minh của PGS.TS Phan Toàn Thắng là một thành tựu khoa học lớn, được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công nhận sáng chế 2005.

Cho tới nay, phát minh của ông Thắng đã đăng ký bản quyền tại 20 quốc gia và vùng lãnh thổ có nền khoa học tiên tiến trên thế giới như Mỹ, EU, Anh, Isreal, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Úc,…
Hoàng Thanh H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin