Thực phẩm có thể giúp phục hồi da sau cháy nắng bên cạnh những phương pháp cải thiện thông thường
6 lỗi sai thường thấy khi dùng kem chống nắng dạng xịt
Thực hư chuyện kem chống nắng gây ung thư da
Kem dưỡng ẩm - chống nắng “2 trong 1” liệu có hiệu quả?
Thu hồi, tiêu hủy một lô kem dưỡng trắng da chống nắng Careleeser
1. Cà rốt
Cà rốt là nguồn cung cấp dồi dào beta-carotene. Đây là một dạng tiền chất của vitamin A thuộc nhóm carotenoid. Chất này không chỉ tạo màu cam đặc trưng cho cà rốt, khoai lang hay dưa lưới, mà còn tích tụ trong lớp biểu bì và góp phần tạo nên lá chắn chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, beta-carotene có khả năng cải thiện độ ẩm và độ đàn hồi của da, từ đó giúp da phục hồi tốt hơn sau khi bị tổn thương do tia UV. Ngoài ra, các loại rau có lá màu xanh đậm như cải bó xôi cũng là nguồn beta-carotene tuyệt vời, thích hợp bổ sung trong các bữa ăn hàng ngày.
2. Sữa lên men

Kefir là một loại đồ uống lên men từ sữa, tương tự như sữa chua nhưng lỏng hơn và chứa nhiều chủng lợi khuẩn hơn.
Các sản phẩm sữa lên men như kefir hay sữa chua không đường chứa lượng lớn vi khuẩn có lợi (probiotic), đặc biệt là vi khuẩn lactic. Những lợi khuẩn này không chỉ tốt cho đường ruột mà còn có tác động tích cực đến da, bao gồm tăng khả năng phục hồi DNA và hỗ trợ miễn dịch sau khi tiếp xúc với tia cực tím.
Một số sản phẩm kefir hiện nay còn được bổ sung collagen thủy phân giúp củng cố cấu trúc da, cải thiện độ săn chắc và hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào. Khi kết hợp sữa lên men vào khẩu phần hàng ngày, bạn không chỉ chăm sóc hệ tiêu hóa mà còn góp phần làm dịu làn da bị cháy nắng một cách tự nhiên.
3. Nước cam nguyên chất
Nước ép cam nguyên chất không chỉ cung cấp vitamin C mà còn chứa một lượng lớn vitamin D giúp điều hòa phản ứng viêm của cơ thể. Sau khi bị cháy nắng, làn da trải qua một quá trình viêm cấp tính, do đó việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm viêm, đẩy nhanh quá trình làm lành.
Ngoài ra, cam và các loại trái cây họ cam quýt rất giàu polyphenol có khả năng chống oxy hóa mạnh, giúp giảm tổn thương tế bào do tia UVA và UVB gây ra. Một số nghiên cứu còn cho thấy, ăn trái cây họ cam quýt thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ ung thư biểu mô tế bào đáy – một trong những loại ung thư da phổ biến nhất.
4. Cà chua và các món ăn từ cà chua

Cà chua là một nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn, từ đơn giản đến cầu kỳ.
Lycopene là một loại carotenoid khác có trong cà chua, đặc biệt khi đã được nấu chín hoặc chế biến thành sốt. Hợp chất này không chỉ giúp làm dịu tổn thương da mà còn hỗ trợ cơ thể chống lại tác động lâu dài của tia UV như lão hóa sớm và tổn thương DNA.
Một nghiên cứu cho thấy, những người ăn khoảng 55gr sốt cà chua kết hợp với dầu olive mỗi ngày trong vòng 12 tuần có mức độ ban đỏ (đỏ da do nắng) thấp hơn đáng kể so với nhóm không bổ sung cà chua. Tác dụng này không đến từ cà chua sống mà từ các món ăn đã qua chế biến, vốn giúp cơ thể hấp thụ lycopene hiệu quả hơn.
5. Quả lựu
Lựu là loại trái cây giàu polyphenol, đặc biệt là punicalagin và ellagic acid có đặc tính chống viêm, chống oxy hóa và chống ung thư. Trong một số nghiên cứu trước đây, những người dùng nước ép lựu hoặc chiết xuất từ lựu có thể chịu được lượng tia UVB cao hơn trước khi xuất hiện ban đỏ. Điều này cho thấy tác dụng bảo vệ rõ rệt của loại quả này đối với làn da.
Không chỉ giúp tăng khả năng “chống nắng tự nhiên” của da, lựu còn hỗ trợ phục hồi sau tổn thương bằng cách giảm viêm, giảm stress oxy hóa và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da mới.
Dù thực phẩm có thể góp phần cải thiện tình trạng da sau khi bị cháy nắng, nhưng không nên coi đó là “liều thuốc thần kỳ”. Cách bảo vệ hiệu quả nhất vẫn là tránh tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong khung giờ cao điểm (10h–15h), che chắn cẩn thận bằng nón rộng vành, áo dài tay và sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số SPF tối thiểu 30, bôi lại mỗi 2–3 giờ khi ở ngoài trời.
Bình luận của bạn