Thịt lợn luộc chấm mắm tôm ăn rất đậm đà
Đậu phụ mắm tôm: Món ngon nhưng dễ ‘dính’ bệnh
Thịt chó - ăn, bán tràn lan không qua kiểm dịch
Ăn thịt chó - lo sức khỏe!
3 loại thịt chữa yếu sinh lý hiệu quả không ngờ
Mắm tôm là loại nước chấm đặc sắc trong ẩm thực Việt Nam. Không phải ai cũng có thể ăn được mắm tôm, đặc biệt là với du khách nước ngoài bởi mùi và vị khá gắt, nhưng một khi đã ăn được thì sẽ rất dễ bị nghiện, ăn một miếng lại muốn ăn miếng thứ hai.
Bạn nên chọn mua loại mắm có nguồn gốc, tin tưởng để tránh gặp các vấn đề về tiêu hóa. Để pha mắm tôm, bạn chỉ việc đánh bông mắm tôm với đường, rượu, quất hoặc giấm với tỷ lệ: 1 thìa đường, 1/2 thìa giấm, 1 quả chanh hoặc quất, 1 thìa mắm tôm sau đó rưới dầu rán sôi vào, cho thêm ớt thái lát hoặc băm nhỏ.
Dưới đây là một số món ăn "bắt cặp" ăn ý nhất với mắm tôm:
Thịt lợn
Món ăn đổi món cho bữa tối, tuy đơn giản nhưng lại rất "đưa cơm", dễ ăn, dễ vào. Ngon nhất vẫn là thịt ba chỉ có tỷ lệ nạc mỡ hài hòa, nếu không thì chọn phần thịt đùi, thịt vai cũng được. Thịt chín vừa, chấm cùng thứ nước mắm ngọt ngọt, đậm đà thật tuyệt.
Các món từ nội tạng lợn
Không chỉ phần thịt, các món ăn chế biến từ nội tạng lợn cũng rất "ăn rơ" với mắm tôm như dạ dày, lòng non, gan, dồi... Bạn nên mua loại lòng non nhỏ, tròn đều, có màu hồng hào, đây là loại lòng ngon. Khi chọn gan bạn nên loại bỏ những lá gan có phần đốm trắng hay màu đỏ bất thường, nên mua những miếng gan có màu đỏ hồng là ngon nhất. Khi chế biến, bạn cần phải sơ chế kỹ càng để tránh mùi hôi bằng chanh, giấm, rượu trắng...
Đậu rán
Bún, đậu rán chấm mắm tôm được coi như tinh túy của ẩm thực Hà thành nói riêng và của đất Bắc nói chung. Đậu thượng hạng phải là loại đâu Mơ, được chọn từng hạt đậu đủ tiêu chuẩn, rán chín cháy cạnh, bên ngoài thì cứng giòn nhưng bên trong lại mềm, nóng sốt và béo ngậy. Một miếng bún lá, một miếng đậu rán, chấm đẫm thứ mắm tôm đặc biệt là đủ hấp dẫn, tinh tế mà không cần cầu kỳ.
Thịt chó
Thịt chó thường được chế biến thành các món: thịt luộc (biến thể là hấp hoặc phay), dồi nướng, lòng hấp, thịt nướng (biến thể là quay, chả chìa), nhựa mận (biến thể là xào lăn), xáo măng (biến thể là lẩu). Các gia vị chính để chế biến món thịt chó là: Sả, riềng, mẻ, mắm tôm, lá mơ trắng. Các đồ ăn và rau thơm đi kèm: Bánh đa, húng chó, hành sống, mơ tam thể, củ sả, ớt trái... Tuy thịt chó thường đi liền với húng chó, riềng, sả... nhưng thích hợp nhất vẫn là mắm tôm.
Gỏi sứa đỏ
Tầm tháng 3 - 4 âm lịch, gỏi sứa đậu phụ lại được bán ở vài quán nhỏ trong khu phố cổ Hà Nội. Sứa được mua trực tiếp từ vùng biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu (Nam Định) hay Hải Phòng, cắt thành những tảng lớn, ngâm trong nước hãm làm từ cây sú vẹt.
Khi ăn, bạn lấy một chiếc lá tía tô và kinh giới, đặt lên trên một miếng sứa, một miếng đậu nướng, một miếng dừa non, cuộn lại và chấm với mắm tôm. Miếng sứa biển thanh mát, giòn giòn kết hợp với miếng đậu phụ nướng mềm bùi, cùi dừa béo ngậy đem lại cảm giác mới lạ đầy thú vị. Một chút mắm tôm đánh kỹ với quất và ớt tươi cùng với rau kinh giới, tía tô giúp món ăn càng đậm đà hơn.
Cà pháo
Cà chấm mắm tôm là món ăn dân dã lâu đời của người Việt Nam nên đã trở nên thân thuộc và có dấu ấn rõ nét trong văn hoá. Cà pháo được rửa sạch, để ráo nước rồi rắc một ít muối vào trước, để một lúc nữa thì tiếp tục cho nước đun sôi để nguội pha muối vào, sau đó nén các quả cà xuống cho ngập nước. Thông thường vào mùa hè sau 2 đến 3 ngày là có thể ăn được, bữa cơm trưa đơn giản chỉ cần đĩa thịt lợn, dăm ba quả cà pháo chấm mắm tôm với nước rau luộc là đủ khiến nhiều người chảy nước miếng.
Bình luận của bạn