Toàn cảnh Diễn đàn Doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020 (VCSF 2020)
Khai mạc VIF19 - Công nghệ số cho những điều tốt đẹp
Doanh nghiệp TPCN chủ động tham gia Diễn đàn APEC
Heineken tiếp tục vị thế dẫn đầu về phát triển bền vững ở Việt Nam
Thành tích ấn tượng của Vinamilk - thương hiệu sữa lớn nhất Việt Nam
Đây là nhận định của ông Binu Jacob – Tổng Giám đốc của Nestlé Việt Nam, Đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD-VCCI) tại Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2020 (VCSF 2020) với chủ đề: “Phát triển bền vững trong thập niên mới: Biến thách thức thành cơ hội” vừa được tổ chức vào sáng nay (10/12) tại Hà Nội.
Sự kiện có sự tham dự và phát biểu chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời thu hút sự tham dự trực tiếp của hơn 300 đại biểu và theo dõi trực tuyến của gần 500 đại biểu trong nước, quốc tế.
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) phát biểu khai mạc
Khai mạc diễn đàn, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI kiêm Chủ tịch VBCSD chia sẻ, diễn đàn năm nay được tổ chức trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp; thiên tai dồn dập; chiến tranh thương mại còn căng thẳng... Thế giới đang trở nên mỏng manh hơn bất kỳ thời điểm nào trong quá khứ trước yêu cầu của sự phát triển bền vững.
Theo đó, ông Vũ Tiến Lộc nhận định trong giai đoạn 10 năm tới, Việt Nam sẽ tập trung vào 3 đột phá chiến lược: Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; tiếp tục phát triển toàn diện nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo; tiếp tục hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội đồng bộ, hiện đại.
VBCSD đưa ra các kiến nghị trên cơ sở thảo luận tại 3 hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ VCSF 2020 đã diễn ra vào tháng 09 vừa qua, nhằm thực hiện thành công các định hướng nêu trên. Cụ thể kiến nghị: Chính phủ tiếp tục cải cách thể chế tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp; Chính phủ ưu tiên tập trung vào các biện pháp để hỗ trợ các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, các doanh nghiệp khởi nghiệp; Chính phủ xây dựng và triển khai Đề án Nâng cao Năng lực quản trị doanh nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025, tiệm cận với các tiêu chuẩn quản trị quốc tế để thúc đẩy quản trị doanh nghiệp bền vững; Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ cho áp dụng Kinh tế tuần hoàn; Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cho PPP phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn của Việt Nam.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, các đại biểu cũng lắng nghe các chia sẻ hữu ích về các nội dung: kế hoạch triển khai Nghị quyết 136/NQ-CP về Phát triển bền trong thực tiễn tới đây - từ đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; hoàn thiện thể chế pháp luật bảo vệ môi trường, giảm thiểu chất thải nhựa và ứng phó biến đổi khí hậu để tăng cường năng lực thích ứng và phục hồi của quốc gia, hiện thực hóa Thỏa thuận COP 21 – từ đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường; phát triển bền vững trong giai đoạn bình thường mới và vai trò của doanh nghiệp để xây dựng một thế giới bền vững hơn trong thập niên mới – từ ông Peter Bakker, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững thế giới (WBCSD).
Bà Caitlin Wiesen Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam tham luận tại Diễn đàn
Cũng tại diễn đàn, bà Caitlin Wiesen, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định: “Chúng ta không thể đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững nếu thiếu doanh nghiệp và sẽ không có doanh nghiệp nếu không đạt được các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs). Việc hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững có thể mở ra cơ hội thị trường trên toàn cầu với trị giá ít nhất 12 nghìn tỷ USD vào năm 2030”.
Các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong giải quyết các thách thức từ biến đổi khí hậu và xóa đói giảm nghèo. Trong bối cảnh Covid-19, UNDP đang tích cực phối hợp với các đối tác, bao gồm các cơ quan của Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và cả doanh nghiệp, để giúp các doanh nghiệp hoạt động 'xanh hơn, sạch hơn, phục hồi và ứng phó tốt hơn' nhằm đạt được các SDGs trong thập kỷ hành động đến năm 2030.
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc của Nestlé Việt Nam, đồng Chủ tịch VBCSD phát biểu tại Diễn đàn
Trong phần trình bày “Hướng đến một cộng đồng thịnh vượng trong một thế giới đầy biến động”, ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc của Nestlé Việt Nam, nhấn mạnh: “Chúng tôi muốn truyền cảm hứng, giúp cộng đồng doanh nghiệp nhận thức và thực thi vai trò của mình. Ngoài các cam kết và sáng kiến phát triển bền vững đang triển khai, Nestlé vừa công bố lộ trình cụ thể để giảm một nửa lượng phát thải carbon năm 2030 tiến tới loại bỏ hoàn toàn phát thải năm 2050. Chúng tôi sẽ nỗ lực cùng các đối tác đạt được mục tiêu này".
Các diễn giả cũng thảo luận sôi nổi trong phần Tọa đàm có chủ đề “Xây dựng một cộng đồng doanh nghiệp bền vững và trách nhiệm trong một xã hội đang thay đổi: Thách thức, Cơ hội và Hướng đi” với sự tham dự của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UNDP Việt Nam, WWF Việt Nam, Công ty TNHH Nhà máy Bia HEINEKEN Việt Nam, Công ty TNHH Quốc tế Unilever Việt Nam, Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - Chủ tịch Hội đồng quốc gia về Phát triển bền vững và Nâng cao năng lực cạnh tranh phát biểu tại Diễn đàn
Ghi nhận những nỗ lực bền bỉ và đóng góp hiệu quả của trong 10 năm qua của VBCSD-VCCI để thúc đẩy phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, tại chương trình, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã trao tặng Bằng khen của Thủ tướng cho đại diện Ban Thường trực VBCSD-VCCI. Phát biểu kết luận tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết: "Năm 2020 là một năm thách thức và đầy biến động. Trách nhiệm của chúng ta là chống dịch, trong đó trách nhiệm trước hết là vì bản thân của mình, người thân của mình, cộng đồng và rộng hơn nữa là cả thế giới. Phát triển bền vững cũng tương tự như vậy, chúng ta chỉ có thể thành công nếu tất cả mọi người cùng các doanh nghiệp nhận thức được phải phát triển bền vững”.
Bình luận của bạn