Hà Nội hiện cách ly hơn 18.000 người và khử khuẩn nhiều tuyến phố để phòng ngừa dịch (Ảnh Vietnamnet)
Rối loạn vận động chậm: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Tử vi thứ Hai (9/3/2020): Bọ Cạp nên tập trung để làm việc hiệu quả
Gợi ý chế độ ăn “chuẩn” cho người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp
Thực đơn cả tuần vừa ngon miệng, vừa tăng cường miễn dịch
10 dấu hiệu cảnh báo suy tim bạn không nên bỏ qua
Thực tế, từ ngày 13/2 đến ngày 2/3/2020, Việt Nam "sạch Covid-19" vì không phát hiện ca nhiễm mới sau 16 ca mắc bệnh đã được chữa khỏi và xuất viện. Tuy nhiên, ca thứ 17 đa “lọt lưới” khi nhập cảnh vì chưa bị sốt, và tới 5/3 vào viện khám mới phát hiện có triệu chứng giống nhiễm SARS-CoV-2 và được xét nghiệm dương tính.
Điều tra dịch tễ học cho thấy:
Trường hợp nhiễm: N.H.N, nữ, 26 tuổi, địa chỉ tại 125 Trúc Bạch, Ba Đình (Ca thứ 17) đã tiếp xúc gần với 130 người gọi là F1, có 226 người F2 tiếp xúc với người tiếp xúc F1.
Thành phố đã lấy mẫu xét nghiệm 53 người và đã có kết quả là 32; 6 trường hợp đang chờ kết quả. Trong đó có 3 ca dương tính với SARS-CoV-2, là: D.Đ.P, nam, 27 tuổi, địa chỉ tại 113 Trúc Bạch, Ba Đình, là lái xe chở bệnh nhân N.H.N (Ca thứ 19); L.T.H, nữ 64 tuổi, địa chỉ tại 125 Trúc Bạch, Ba Đình, là bác của bệnh nhân N (Ca thứ 20); N.Q.T, nam, 61 tuổi, địa chỉ tại 7 Nguyễn Khắc Nhu, Trúc Bạch, Ba Đình, là người ngồi hàng ghế 5A cùng dãy với bệnh nhân N.H.N (Ca thứ 21).
Thành phố đã điều tra, khoanh vùng cách ly khu vực ở phường Trúc Bạch 66 hộ gia đình với 189 người. Hiện đã lấy 148 mẫu xét nghiệm.
Sơ đồ phân loại các nhóm cách ly (ảnh: Vietnamnet)
Xử lý tại Bệnh viện Hồng Ngọc:
- Đã cách ly 20 người tiếp xúc gần tại Bệnh viện Nhiệt đới T.Ư (F1);
- 164 người tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) trong đó 64 người là bệnh nhân ngoại trú thực hiện cách ly tại nhà;
- 60 người là bác sỹ, nhân viên y tế của bệnh viện thực hiện cách ly tại Long Biên; 40 bác sỹ, nhân viên y tế còn lại thực hiện cách ly tại bệnh viện.
- Đã lấy 20 mẫu là những người tiếp xúc gần với bệnh nhân N, 19/20 kết quả âm tính, còn 1 mẫu đang chờ kết quả.
- Đã phun khử khuẩn toàn bộ bệnh viện, yêu cầu bệnh viện không được tiếp bệnh nhân mới, với những bệnh nhân hiện có cần tiếp tục điều trị và cách ly tại bệnh viện, chưa cho ra viện.
Với 217 người trên chuyến bay VN0054:
- Có 217 người trên chuyến bay này. Trong đó hành khách khoang VIP là 21 người, hành khách phổ thông là 180 người; tổ bay và tiếp viên là 16 người.
- Đã xác minh được nơi đến của 155 người/180 hành khách hạng phổ thông, 21/21 hành khách hạng thương gia. Trong đó có 60 người có lưu trú tại Hà Nội.
Cụ thể:
+ Hoàn Kiếm có 47 người, hiện chỉ có 10 người đang lưu trú, 37 người đã di chuyển đi nơi khác;
+ Đống Đa có 9 người, hiện chỉ còn 5 người, 4 người đã đi nơi khác;
+ Ba Đình có 1 người; Cầu Giấy có 1 người; Hai Bà Trưng có 2 người.
Quay trở lại trường hợp nhiễm mới nhất - bệnh nhân COVID-19 thứ 21 là ông N.Q.T, 61 tuổi ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội, để phân tích cho thấy: Ông T. từ Anh về Việt Nam trên chuyến bay VN0054 rạng sáng 2/3, trên máy bay ông T. ngồi ghế 5A, tương đối gần bệnh nhân số 17 N.H.N. Về đến Hà Nội lúc 4h30, ông T. được lái xe riêng đón về nhà. Ngày 6/3, bệnh nhân có dấu hiệu mệt mỏi và ho khan, chưa điều trị gì. 10h sáng 7/3, bệnh nhân được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội lấy mẫu xét nghiệm và chuyển sang Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cơ sở 2 bằng xe riêng. Kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Cơ quan chức năng khử trùng phố Trúc Bạch, quận Ba Đình. Ảnh: Đoàn Bổng - Vietnamnet
Kết quả điều tra dịch tễ cho thấy tổng số người tiếp xúc gần với bệnh nhân (F1) là 26 người, trong đó tại nơi ở có 2 người (vợ, lái xe) đã được cách ly, tại nơi làm việc hiện đã xác định được 24 người, đã được xác minh.
Tổng số người tiếp xúc gần với người tiếp xúc gần của bệnh nhân (F2) là 23 người. Tổng số người tiếp xúc gần với các đối tượng F2 (F3) đã xác định được là 29 người.
Cơ quan chức năng đã phun khử khuẩn bằng Cloramin B tại khu vực nhà bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế đối với 50 người, trong đó tại nơi ở là 9 người, tại bệnh viện 41 người. Đồng thời lấy 15 mẫu bệnh phẩm (vợ và 14 người tiếp xúc gần với lái xe) để xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
Với số lượng người tiếp xúc gần từ F1 đến F2 và F3 của một bệnh nhân nhiễm COVID-19 là khá lớn cho thấy khả năng lây nhiễm cộng đồng không hề nhỏ.
Theo ông Trần Đắc Phu (GS. TS. Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế), người bệnh này đi (ca thứ 17) máy bay về nước, khả năng lây lan trên máy bay hạn chế hơn so với lây nhiễm trong phòng kín hay tiếp xúc gần ở ngoài trời. “Tổ chức Y tế thế giới cũng đã khuyến cáo trong trường hợp có ca nhiễm trên máy bay chỉ cách ly y tế đặc biệt đối với người ngồi ở hàng ghế trước và hàng ghế sau”, PGS.TS Trần Đắc Phu nói.
Là người nghiên cứu lâu năm về virus, bà Lê Quỳnh Mai, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, virus SARS-CoV-2 chỉ lây nhiễm khi bảo đảm 2 yếu tố. Thứ nhất, khả năng lây nhiễm chỉ xuất hiện khi nồng độ virus ở trong người bệnh lớn. Thứ hai là những người sức khoẻ yếu, nhiều bệnh nền thì dễ lây nhiễm hơn. Với người khoẻ mạnh có khả năng chống đỡ nên có tiếp xúc cũng chưa chắc đã mắc bệnh. Hiện ở Hà Nội, chúng ta cách ly chặt chẽ người bệnh và những người tiếp xúc nên đã kiểm soát được nguồn lây nhiễm.
(Ảnh: TTXVN)
Nguy cơ sắp tới là gì? Những người ngồi quanh bệnh nhân số 0, đã kiểm soát đủ 21 người, thì có 9 ca nhiễm, trong đó 1 ca ở Hà Nội, 4 ca ở Quảng Ninh, 2 ca ở Đà Nẵng, 2 ca ở Lào Cai và 1 ca ở Huế. Như vậy, những phân tuyến F1, F2, F3 đến Fn là rất lớn và nguy cơ những người thuộc diện phải cách ly có thể “xổng chuồng” là khá cao. Vì vậy, các biện pháp khoanh vùng để dập dịch chỉ có tác dụng hữu hạn?
Tuy rằng không phải mọi trường hợp tiếp xúc gần đều bị nhiễm bệnh, nhưng khi các biện pháp cách ly không được triệt để thì các biện pháp phòng dịch căn bản phải dựa vào cộng đồng và từng cá nhân! Chúng ta có 2 tuần để những đối tượng bị nhiễm tiềm ẩn dần lộ diện khi bệnh đã biểu hiện đầy đủ.
Các biện pháp phòng dịch công cộng: Trong hai tuần này cho đến khi hết dịch, bao gồm các biện pháp vệ sinh cá nhân và:
- Không ra ngoài khi không thật sự cần thiết.
- Các sự kiện, các buổi họp hành đông người nên tạm dừng tham gia.
- Cần đeo khẩu trang khi vào các chợ, siêu thị, văn phòng kín, phương tiện giao thông công cộng.
- Giữ khoảng cách và không bắt tay với đối tượng cẩn phải tiếp xúc gần.
- Rửa tay và mặt ngay sau khi có người đứng gần ho, hắt hơi mà không đeo khẩu trang.
- Thay đồ, rửa tay, mặt và uống nước ấm khi vừa trở về nhà để bảo vệ người trong gia đình mình.
- Không dùng chung dụng cụ ăn uống, trở đầu đũa khi gắp thức ăn chung khi ăn uống chung ở hàng quán.
Các biện pháp phòng dịch cá nhân: theo khuyến cáo của Bộ Y tế và cùng các biện pháp phòng dịch công cộng ở mọi nơi, mọi lúc có thể!
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bạn đọc viết
Bình luận của bạn