Nhổ răng khôn: Uống nước ép dứa có đem lại lợi ích hậu phẫu?

Nước ép dứa liệu có công hiệu trong quá trình phục hồi hậu phẫu thuật nhổ răng khôn?

Podcast: Có nên nhổ răng khôn không?

5 dấu hiệu bạn sắp mọc răng khôn

Cách giảm đau tự nhiên khi mọc răng khôn

Các biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn

Uống nước ép dứa tăng cường miễn dịch: Cần lưu ý gì?

Dứa có chứa một loại enzyme tên là bromelain, có tác dụng chống viêm. Dựa vào đó, người ta cho rằng uống nhiều nước ép dứa sẽ giúp giảm sưng tấy và đau nhức sau phẫu thuật.

Một nghiên cứu đã so sánh việc sử dụng 500mg bromelain với 50mg diclofenac sodium (một loại thuốc được sử dụng để điều trị đau, sưng do nhiều bệnh lý gây ra) để điều trị trong 5 ngày sau phẫu thuật nhổ răng khôn của những người tham gia. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người sử dụng bromelain ban đầu có mức độ đau nhức, sưng tấy và cứng hàm cao hơn. 

Cô Jessica Cording, chuyên gia dinh dưỡng, New Jersey, Mỹ, lưu ý: "Các nghiên cứu xem xét tác dụng của bromelain trong giảm sưng, đau sau khi nhổ răng khôn ở dạng thực phẩm bổ sung chứ không phải từ nguồn thực phẩm tự nhiên".

Nói cách khác, những người này không uống nước ép dứa, thay vào đó, họ nạp thực phẩm bổ sung có chiết xuất bromelain. Ngoài ra, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào tác dụng của bromelain sau phẫu thuật nhổ răng khôn chứ không phải trước đó.

Một nghiên cứu khác cho thấy uống nước ép dứa tươi trước và sau khi phẫu thuật khuôn mặt giúp giảm đau nhức, sưng tấy hậu phẫu. Tuy nhiên, nhổ răng khôn không nằm trong một trong số những loại phẫu thuật đó.

Chưa có bằng chứng khoa học xác đáng về tác dụng giảm đau, sưng của nước ép dứa đối với phẫu thuật nhổ răng khôn

Chưa có bằng chứng khoa học xác đáng về tác dụng giảm đau, sưng của nước ép dứa đối với phẫu thuật nhổ răng khôn

Ông Jamie Alan, PGS dược lý và độc chất tại Đại học bang Michigan, Mỹ, nói: “Có một số dữ liệu cho thấy bromelain có thể hoạt động như một chất chống viêm nhẹ. Tuy nhiên, nước ép dứa có tính acid nên có khả năng gây ra viêm nhiễm trong khoang miệng". Điều này có nghĩa là nó sẽ không làm bạn cảm thấy dễ chịu hơn vì acid trong dứa sẽ phản ứng với vết thương trong miệng khiến bạn nhiều khả năng cảm thấy đau nhức hơn.

Rủi ro và tác dụng phụ

Mặc dù uống nước ép dứa tương đối vô hại nhưng có một số điều mà bạn nên cân nhắc. 

Cô Cording e ngại về tác động lên đường huyết khi uống một lượng lớn nước ép trái cây vì chúng gây bất lợi cho quá trình chữa trị một số bệnh.

Cô cho biết thêm: “Nước ép trái cây chứa nhiều đường cũng có khả năng gây xảy ra tình trạng khó chịu về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy".

Thêm vào đó, nước ép dứa còn gây nguy cơ cho sức khỏe răng miệng do cả đường và acid trong loại quả này đều có thể làm hỏng răng, gây sâu răng và làm yếu men răng. Đó là lý do tại sao cần phải đánh răng hoặc súc miệng bằng nước sau khi uống nước ép dứa hoặc các loại đồ uống tương tự.

Nước ép dứa có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng

Nước ép dứa có thể gây tác động tiêu cực tới sức khỏe răng miệng

Mẹo hồi phục sau phẫu thuật nhổ răng khôn

Bạn có thể cân nhắc thực hiện một số hành động khác ngoài việc uống nước ép dứa như:

- Hạn chế hút thuốc lá

- Nghỉ ngơi và tránh hoạt động thể chất quá mức sau phẫu thuật

- Dùng thuốc theo chỉ định của nha sĩ 

- Chườm lạnh để giúp giảm sưng

- Súc miệng bằng nước muối theo chỉ dẫn của bác sĩ 

Bên cạnh đó, hãy liên hệ với nha sĩ nếu bạn gặp các triệu chứng sau đây hậu phẫu thuật nhổ răng khôn:

- Đau ngực hoặc khó thở

- Đau liên tục hoặc chảy máu quá nhiều sau phẫu thuật

- Khó nuốt

- Dấu hiệu nhiễm trùng, như sốt hoặc ớn lạnh

- Đau do cục máu đông rơi ra khỏi ổ răng sau phẫu thuật

- Phát ban hoặc nổi mề đay

- Chỗ nhổ bị sưng hoặc có mủ nghiêm trọng

Nhổ răng khôn có thể khiến bạn đau đớn, khó chịu hoặc sưng tấy. Một số người cho rằng uống nước ép dứa trước khi phẫu thuật răng khôn có thể làm giảm tình trạng sưng, đau. Tuy nhiên, không có dữ liệu khoa học cụ thể nào xác nhận phương pháp này là hữu ích. Vì vậy, cần nhận thức rằng nó đi kèm với rủi ro, tác dụng phụ, và có nhiều cách khác tốt hơn để phục hồi sau khi loại bỏ răng khôn.

 
Trang Hương (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Răng hàm mặt