Nhiều người khi mọc răng khôn gặp phải các vấn đề về sức khỏe răng miệng
Biện pháp khắc phục tình trạng hôi miệng lâu năm
Các biện pháp giảm đau khi mọc răng khôn
Sức khỏe răng miệng kém có thể làm suy giảm não bộ
Cách bảo quản và vệ sinh bàn chải đánh răng
Thường không có đủ chỗ cho răng khôn mọc dễ dàng qua nướu do quá trình tiến hóa khiến bộ hàm của chúng ta hiện nay nhỏ hơn so với tổ tiên thời tiền sử. Do đó, chúng bị kẹt và thậm chí mọc theo hướng ngược lại. Có người mọc răng khôn bình thường và không gặp bất kỳ vấn đề gì, có người lại không hề có răng khôn. Bên cạnh đó, những chiếc răng khôn mọc lệch, mọc ngược lại dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng, có thể cần phải nhổ bỏ.
Quá trình mọc răng khôn diễn ra không liên tục, nó tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người thông thường mất 3-5 tháng răng mới có thể trồi lên hết. Khi răng khôn chuẩn bị mọc cũng có những dấu hiệu khác biệt. Dưới đây là 5 dấu hiệu cảnh báo răng khôn của bạn đang mọc và cần được chăm sóc y tế:
1. Nhiễm trùng
Khi một chiếc răng khôn mọc ngầm bắt đầu đâm xuyên qua mô nướu, nhiễm trùng quanh chóp răng có thể phát triển. Đau dữ dội, sưng tấy và các vấn đề về hàm có thể do nhiễm trùng và viêm (nướu sưng đỏ). Thức ăn cũng có thể bị kẹt giữa răng khôn và răng hàm bên cạnh. Điều này có thể dẫn đến sâu răng, hơi thở nặng mùi, có mùi vị khó chịu trong miệng và sức khỏe giảm sút.
2. Kích ứng ở nướu
Nếu răng khôn của bạn đang mọc, bạn có thể bị kích ứng nhẹ ở nướu hàng ngày. Bệnh viêm nướu có thể xảy ra ở giữa răng thứ hai và răng khôn. Vì chúng có chung mô xương và nướu, nên khi mô đó bị tổn thương, việc điều trị hoặc phục hồi là một thách thức, nếu không muốn nói là không thể. Nếu không được điều trị, nó có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho hoạt động của các răng hàm thứ hai - vị trí rất quan trọng vì đây là các răng dùng để nhai.
3. Cảm giác vướng và hàm khó cử động hơn
Một chiếc răng khôn có thể khiến các răng lân cận dịch chuyển ra khỏi vị trí và chen lấn các răng cửa. U nang có thể phát triển xung quanh răng và làm răng mất ổn định hơn nữa. Bạn có thể vô tình cắn vào má hoặc lưỡi của mình khi răng khôn của bạn liên tục dịch chuyển nhẹ. Mặc dù gãy xương hàm không phổ biến, nhưng đó là hậu quả nặng nề nhất của một chiếc răng khôn mọc ngầm không được chẩn đoán. Điều này có thể dẫn đến tê môi dưới, cằm, nướu và răng mãn tính, cũng như sai khớp cắn và rối loạn chức năng khớp thái dương hàm.
4. Khó chịu ở các khu vực khác
Theo bác sỹ chuyên khoa Răng - Hàm - Mặt, răng khôn có thể gây căng thẳng cho các dây thần kinh, gây đau quanh xương gò má, mắt và tai. Ngoài ra, nếu chiếc răng khôn bị mắc kẹt bên dưới nướu, nó có thể dẫn đến sự tích tụ lực, gây đau đầu dữ dội. Nếu bạn có tiền sử đau nửa đầu, đây có thể là một triệu chứng khó phát hiện. Vì vậy, hãy luôn theo dõi quá trình kiểm tra tiêu chuẩn của bạn với chuyên gia nha khoa có trình độ để họ có thể giám sát tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn.
5. Đốm trắng trên nướu
Dấu hiệu dễ thấy nhất mà bạn có thể nhận thấy bằng mắt thường là những khối hình nhọn mới nổi lên ở cuối miệng. Đây là chiếc răng trồi cố gắng chọc thủng thành nướu. Khi răng bắt đầu nhú lên một chút, chúng có thể nhìn thấy dưới dạng những đốm nhỏ màu trắng ngay phía trên nướu. Nên đánh răng khu vực nướu này mỗi ngày một lần.
Bình luận của bạn