Nhiễm virus Zika: Cẩn thận không nhầm lẫn với cúm

Nhiễm virus Zika dễ bị nhầm là cảm cúm

NÓNG: Việt Nam xác nhận ca mắc hội chứng đầu nhỏ do virus Zika đầu tiên

30 bệnh viện xét nghiệm virus Zika miễn phí

Bệnh đầu nhỏ do Zika chỉ phát hiện vào cuối thai kỳ

Virus Zika nguy hiểm với thai nhi ở tuần thai bao nhiêu?

Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định: “Bệnh do virus Zika có biểu hiện rất nhẹ (sốt, phát ban, mệt mỏi, đau khớp, đỏ mắt) do đó rất dễ nhầm lẫn sang cảm cúm”. 

So với cúm thì bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% là không có biểu hiện bệnh. Mặc dù một số triệu chứng khi nhiễm virus Zika và cúm chồng chéo nhau như sốt, nhức đầu và đau cơ bắp, thì một số báo cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã giải thích rằng các triệu chứng biểu hiện khác nhau giữa các bệnh. Theo đó, bệnh cúm khởi phát thường sốt cao và đau cơ, trong khi triệu chứng do nhiễm virus Zika (nếu có) thường nhẹ, sốt thấp và đau cơ khớp nhẹ.

Tìm hiểu làm cách nào để phân biệt virus Zika và cảm cúmbà bầu trong infographic dưới đây:

Phòng tránh virus Zika như thế nào?

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra vaccine phòng chống virus Zika. Vì vậy, phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch mang thai nên áp dụng các biện pháp phòng tránh muỗi truyền bệnh đốt để tự bảo vệ mình không bị nhiễm virus Zika:

Báo cáo của Cục Y tế dự phòng cho biết, hiện tại cả nước đã phát hiện 23 trường hợp dương tính với virus Zika, tuy nhiên không loại trừ còn nhiều ca bệnh chưa phát hiện. Phụ nữ mang thai là đối tượng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nếu nhiễm virus Zika.

- Sử dụng các thuốc chống muỗi xoa lên vùng da hở hoặc bôi lên quần áo.

- Mặc quần áo có thể che phủ hầu hết bộ phận cơ thể.

- Sử dụng các màng chắn, đóng cửa để tránh muỗi bay vào trong nhà.

- Ngủ màn, kể cả thời gian ban ngày.

- Phát hiện và loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản bằng cách lật úp, đổ nước trong các vật dụng không chứa nước không cần thiết và đậy kín các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên thay nước trong các lọ hoa.

Ngoài ra, phụ nữ mang thai nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika cần được theo dõi siêu âm thai 3 - 4 tuần một lần để phát hiện sớm tình trạng đầu nhỏ hoặc vôi hóa não ở thai nhi. Trẻ bị dị tật đầu nhỏ hoặc có tiền sử mẹ nhiễm virus Zika khi mang thai cần được theo dõi sự phát triển về tinh thần và vận động, đánh giá thị lực và điều trị các rối loạn như co giật, động kinh.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm