Bao lâu nên kiểm tra đường huyết một lần?

Theo dõi lượng đường huyết đều đăn giúp quản lý bệnh đái tháo đường hiệu quả hơn

Cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người bị đái tháo đường!

Đái tháo đường thai kỳ đe dọa đến thai nhi như thế nào?

Vì sao phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ?

Đái tháo đường ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới thế nào?

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu sẽ giúp người bệnh đánh giá được hiệu quả của liệu pháp sử dụng insulin và thuốc uống theo đơn của bác sỹ. Điều này cũng sẽ giúp họ biết được chế độ ăn uống và lối sống của họ có đang giúp quản lý bệnh đái tháo đường hay không.

Theo một nghiên cứu, kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường. Trên thực tế, việc theo dõi lượng đường trong máu thường xuyên sẽ giúp các bác sỹ thực hiện những điều chỉnh cần thiết cho phác đồ điều trị bệnh của bạn và giúp giảm thiểu nguy cơ xảy ra các vấn đề sức khỏe khác liên quan đến bệnh đái tháo đường.

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, người bệnh đái tháo đường cần kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 lần/ngày nếu họ đang tiêm insulin. 

Kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên giúp làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng đái tháo đường

Tuy nhiên, tần suất kiểm tra lượng đường trong máu cũng có thể phụ thuộc vào vô số yếu tố, chẳng hạn như:

Thuốc: Một số loại thuốc uống có thể khiến lượng đường trong máu xuống thấp. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, bạn có thể sẽ cần phải kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn. Các chuyên gia khuyên rằng, những người đang dùng insulin nên kiểm tra lượng đường trong máu nhiều lần trong một ngày.

Thay đổi về lối sống: Nếu các bác sỹ kê đơn thuốc cho bạn, các chuyên gia dinh dưỡng bổ sung một loại thực phẩm mới vào chế độ ăn uống của bạn, bạn đã bắt đầu tập thể dục nhiều hơn hoặc ít hơn trước đó, hay bất kỳ thay đổi nào khác về lối sống thì bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu thường xuyên hơn.

Đường huyết cao lúc chẩn đoán: Nếu được chẩn đoán có lượng đường trong máu rất cao thì bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên hơn. Theo Tổ chức Y tế thế giới, nếu được chẩn đoán có mức glucose lúc đói là 126mg/dl và trên 160mg/dl sau khi ăn thì bạn đã mắc bệnh đái tháo đường.

Kiểm tra lượng đường trong máu trước và sau bữa ăn có thể giúp bạn xác định xem thức ăn bạn ăn có đang làm tăng lượng đường trong máu hay không. Bên cạnh đó, việc kiểm tra đường huyết thường xuyên cũng sẽ giúp bạn kịp thời thay đổi chế độ ăn uống và lối sống, từ đó giúp quản lý bệnh và ngăn ngừa các biến chứng liên quan.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết