Tăng tăng đường huyết trong thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm
Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực?
Tại sao người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều cơm gạo trắng?
Cách dùng quả lý gai kiểm soát đường huyết cho người bệnh đái tháo đường
4 dấu hiệu lạ cảnh báo bệnh đái tháo đường type 2 không thể bỏ qua!
Thường xuyên khát nước
Miệng khô bất thường và thường xuyên cảm thấy khát nước có thể là dấu hiệu mất nước do tăng đường huyết. Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể có thể cố gắng loại bỏ nó thông qua nước tiểu. Do đi tiểu quá nhiều nên người bệnh thường mất nước.
Thường xuyên cảm thấy khát nước có thể là dấu hiệu của tăng đường huyết
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Insulin giúp chuyển hóa glucose trong máu thành năng lượng. Nhưng nếu bạn có lượng insulin thấp, glucose vẫn còn trong máu. Kết quả là chất béo và cơ bắp bị đốt cháy để cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Theo các bác sỹ, nếu bạn bị mất hơn 5% trọng lượng cơ thể trong 6 - 12 tháng thì nên đến bệnh viện để xét nghiệm lượng đường trong máu.
Mệt mỏi
Theo bác sỹ Deena Adimoolam - Phó giáo sư nội tiết tại Trường Y khoa Icahn ở Mout Sinai (Mỹ): "Mệt mỏi có thể là dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu tăng cao". Trong một số trường hợp, mệt mỏi có thể kèm theo các triệu chứng đau ở bụng, tê và ngứa ran chân tay, da bị khô, ngứa.
Mờ mắt
Có nhiều nguyên nhân gây mờ mắt như dùng máy tính nhiều, cận thị, đau đầu. Tuy nhiên, mờ mắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh võng mạc đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao khiến các mạch máu trong võng mạc bị sưng. Tình trạng này có thể phát triển ở bất cứ ai mắc bệnh đái tháo đường nên Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ khuyên mọi người nên đi khám mắt định kỳ ít nhất mỗi năm một lần.
Bình luận của bạn