Đái tháo đường thai kỳ đe dọa đến thai nhi như thế nào?

Đái tháo đường thai kỳ gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi

Vì sao phụ nữ bị đái tháo đường thai kỳ?

5 biện pháp tự nhiên giúp mẹ kiểm soát đái tháo đường thai kỳ

Đái tháo đường thai kỳ: Nguy cơ cho mẹ và bé sau sinh

Mẹ bầu cần biết gì về đái tháo đường thai kỳ?

Thai nhi quá lớn

Đây là một tình trạng khi em bé của bạn có trọng lượng và kích thước lớn hơn mức trung bình. Kích thước lớn của thai nhi có thể ảnh hưởng đến việc sinh đẻ bình thường của phụ nữ và khiến sản phụ có thể sẽ phải mổ lấy thai.

Tiền sản giật

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường type 1 có nguy cơ cao bị tiền sản giật do tình trạng tăng huyết áp. Tiền sản giật thường xảy ra vào khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Nó có thể làm tổn thương gan và thận của thai nhi. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra các vấn đề khác như đông máu và dịch trong phổi khi trẻ sinh ra.

Khuyết tật bẩm sinh

Bà bầu bị đái tháo đường làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ

Nếu lượng đường trong máu của phụ nữ không được duy trì ở phạm vi an toàn trong thời kỳ mang thai sẽ có thể gây dị tật bẩm sinh cho trẻ. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tim, cột sống, não, thận, đường tiêu hóa... của thai nhi. Nó cũng có thể dẫn đến các vấn đề về hô hấptim mạch sau khi trẻ được sinh ra.

Sảy thai

Nguy cơ bị sảy thai trong 20 tuần đầu tiên luôn ở mức cao nếu bà bầu có lượng đường trong máu cao. Một số phụ nữ bị đái tháo đường có thể bị sảy thai nhiều lần trong giai đoạn đầu của thai kỳ do phôi thai không thể bám vào thành tử cung. Tử cung của những người phụ nữ bị đái tháo đường cũng có độ bám kém hơn những người không bị đái tháo đường và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng mang thai của họ.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ