- Chuyên đề:
- Tiêm vaccine
Bệnh bạch hầu được điều trị càng sớm càng tốt
Vụ 3 người chết vì bạch hầu: Thêm 2 trẻ bị biến chứng nặng
Xuất hiện ổ dịch gây chết người, làm gì để phòng tránh?
Làm sao để biết trẻ có mắc bệnh bạch hầu?
Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?
Biến chứng khó lường khi trẻ bị bạch hầu
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm rất cao và bệnh bạch hầu cũng không ngoại lệ. Với các trường hợp là trẻ sinh non, sữa mẹ không đầy đủ, trẻ suy dinh dưỡng… càng có nguy cơ nhiễm bệnh.
Trẻ bị bệnh bạch hầu sẽ bị ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và có những biến chứng nặng nề về tim mạch như: Viêm cơ tim. Nghiêm trọng hơn nữa, biến chứng bạch hầu thanh quản có thể gây suy hô hấp và nặng dẫn đến tử vong.
Trẻ em mắc bệnh bạch hầu thường nặng và khó tự khỏi hơn
Phòng bệnh bạch hầu cho trẻ bằng vaccine gì?
Để phòng bạch hầu cho trẻ, phụ huynh có thể cho trẻ tiêm 1 trong 3 loại vaccine sau: Vaccine Bạch hầu - ho gà - uốn ván (DPT), vaccine Quinvaxem và vaccine bạch hầu - uốn ván (Td).
Vaccine bạch hầu - ho gà - uốn ván: Từ tháng thứ 2 cha mẹ có thể đưa con đến trạm y tế để được tiêm chủng. Mũi tiêm thứ 2 và mũi thứ 3 (mũi cuối cùng) được thực hiện lần lượt sau 1 tháng. Vaccine bạch hầu – ho gà – uốn ván là vaccine nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Vaccine Quinvaxem: Vaccine Quinvaxem có thể phòng được 5 bệnh (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Hib). Lịch tiêm vaccine Quinvaxem: Khi trẻ được 2 tháng thì tiêm mũi đầu tiên. Mũi tiêm thứ 2 tiêm nhắc lại sau mũi tiêm thứ nhất 1 tháng. Mũi tiêm thứ 3 sau mũi tiêm thứ hai 1 tháng.
Tiêm vaccine là cách phòng bệnh bạch hầu tốt nhất cho trẻ
Vaccine bạch hầu, uốn ván (Td): Dùng để gây miễn dịch nhắc lại nhằm phòng bệnh uốn ván và bạch hầu cho trẻ em lứa tuổi lớn và người lớn. Lịch tiêm vaccine Td: Với trẻ em đã tiêm đủ 3 liều vaccine DTP gây miễn dịch cơ bản thì tiêm nhắc lại 1 liều vaccine Td vào lứa tuổi thứ 10 hoặc hơn và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vaccine Td. Với trẻ em trước 10 tuổi chưa được tiêm vaccine DPT, vaccine Td hay vaccine Quinvaxem thì tiêm miễn dịch cơ bản 2 liều, cách nhau 1 tháng, sau 6 tháng tiêm nhắc 1 liều và sau đó cứ 10 năm sau tiêm nhắc lại 1 liều vaccine Td.
Ngoài ra để phòng bệnh bạch hầu, cha mẹ phải giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; Che miệng khi ho hoặc hắt hơi; Giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Khi có dấu hiệu nghi ngờ như đau họng cần đi khám bởi đau họng trong bạch hầu là giả mạc, chỉ đi khám cán bộ y tế mới phát hiện.
Chăm sóc trẻ sau tiêm phòng thế nào?
Sau khi tiêm vaccine bạch hầu, cha mẹ nên để trẻ ở lại trạm y tế khoảng 30 phút để theo dõi.
- Đối với vaccine này phản ứng hay gặp là trẻ sẽ sốt cao sau khi tiêm và 1, 2 ngày sau khi tiêm.
Sau khi tiêm vaccine phòng bạch hầu trẻ có thể bị sốt cao
- Đối với những trường hợp sốt cao, bố mẹ của trẻ phải dùng cặp nhiệt độ theo dõi sát nhiệt độ của trẻ.
- Nếu trẻ sốt > 38, 5 độ C thì có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ, thường dùng là thuốc có thành phần Paracetamol với liều lượng 15 mg/kg cân nặng. Quan trọng hơn là bố mẹ của trẻ phải dùng nước chườm vào tay chân để hạ nhiệt độ cho bé.
Thường sau khi tiêm phòng trẻ sốt cao nhưng trẻ vẫn chơi đùa được, người mẹ phải quan sát bé để phát hiện sớm sự bất thường của trẻ như: Ít chơi đùa, li bì hơn, co giật. Khi có sự bất thường như vậy thì phải đưa trẻ đi khám. Khi trẻ sốt sự tiêu hóa và nhu động ruột của trẻ có thể bị ảnh hưởng, mẹ vẫn có thể cho trẻ bú mẹ bình thường nhưng nên cho trẻ ăn ít một và chia nhỏ bữa để tránh nôn trớ.
Như vậy, mọi đối tượng tại 2 xã Thuận Lợi, Thuận Phú từ 6 - 16 tuổi sẽ được tiêm phòng vaccine Td trong đợt này để đảm bảo hệ thống miễn dịch mạnh mẽ cho cả cộng đồng.
Bình luận của bạn