Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Triệu chứng ban đầu của bệnh bạch hầu là viêm họng, sốt nhẹ, đau đầu

Ổ dịch bệnh bạch hầu xuất hiện ở Bình Phước, 3 người chết

Bệnh bạch hầu ở Quảng Nam đã được khống chế

Bệnh bạch hầu: Muốn tránh thì tiêm vaccine

Dịch bệnh bạch hầu tại Quảng Nam được giám sát thế nào?

Sự nguy hiểm của bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là bệnh lây theo đường hô hấp qua các tiếp xúc thông thường, hắt hơi, nói chuyện. Bệnh gây tổn thương chủ yếu ở hầu, họng, thanh quản, mũi. Triệu chứng của bệnh là viêm họng, đau họng và xuất hiện giả mạc màu trắng. Virus gây bệnh chủ yếu tập trung ở khu vực họng nên rất dễ phát tán virus ra ngoài không khí. Bệnh bạch hầu có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ 2 - 7 tuổi và người không tiêm phòng. Đây là bệnh nhiễm độc cấp tính, nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao, trước khi có vaccine, bệnh có tỷ lệ tử vong từ 15 - 20% với người được điều trị.

Dấu hiệu của bệnh bạch hầu là hai bên thành họng có màu trắng ngà

Các biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu: 

Biến chứng tim mạch: Viêm cơ tim do nhiễm độc là biến chứng thường gặp của bệnh bạch hầu và thường xảy ra vào ngày thứ hai đến ngày thứ bảy sau khi mắc bệnh. 

Biến chứng thần kinh: Bao gồm liệt cục bộ các dây thần kinh sọ (số 4, số 10), xuất hiện sớm nhất vào ngày thứ 5, có thể kèm nhìn mờ, khó nuốt... Bệnh nhân có thể xuất hiện suy tim và trụy mạch do thoái hóa các trung tâm vận mạch và liệt lớp cơ động mạch vào tuần lễ thứ hai hoặc thứ 3 sau phát bệnh.

Biến chứng viêm dây thần kinh ngoại biên: Đây là biến chứng muộn có khi xảy ra 12 tuần sau khi bị bệnh. Bệnh nhân có thể bị liệt hoặc bị tổn thương dây thần kinh hoành.

Nguy cơ bùng phát thành dịch

Bạch hầu là một bệnh có khả năng lây nhiễm cao. Vi trùng có thể dễ dàng lây từ người bệnh sang người khoẻ qua đường hô hấp (ho, hắt hơi,…) hoặc tiếp xúc với dịch tiết của bệnh nhân (dịch mũi, họng,…). Những nơi điều kiện vệ sinh không đảm bảo và khu dân cư đông đúc có khả năng lây nhiễm cao.

Bạch hầu có thể lây qua đường hô hấp như ho, hắt hơi

Phòng bệnh bạch hầu như thế nào?

Biện pháp duy nhất để phòng bệnh là tiêm vaccine. Theo đó, người dân có thể tiêm vaccine DTP (vaccine bạch hầu, ho gà, uốn ván) hoặc Quinvaxem (bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não do vi khuẩn Hib).

Biện pháp duy nhất để phòng bạch hầu là tiêm vaccine

Khi phát hiện người mắc bệnh bạch hầu thì cần cách li khu vực có nhiều người mắc bệnh với những vùng khác, tiến hành tuyên truyền phòng bệnh. Cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, tránh tiếp xúc với những người nghi ngờ mắc bệnh. Tiến hành dọn dẹp chỗ ở, trường học giúp mọi thứ thông thoáng, sạch sẽ.

Khi bản thân hoặc người thân có các triệu chứng mắc bệnh, cần nhanh chóng thông báo với nhân viên y tế để có biện pháp điều trị kịp thời. Người bệnh cần hoàn thành quá trình điều trị để loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh.

Tối 12/7, bác sỹ Quách Ái Đức - Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Phước, cho hay kết quả xét nghiệm xác định ba ca tử vong liên tục những ngày qua tại hai xã Thuận Phú và Thuận Lợi (huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước) do mắc bệnh bạch hầu. Cũng theo bác sỹ Đức: "Từ ngày 24/6 đến 12/7, tại tổ 4, 5, 6 (ấp Thuận Tiến, xã Thuận Phú) và tổ 2 (ấp Thuận Phú, xã Thuận Lợi) có 34 ca mắc bệnh bạch hầu. Ngoài trường hợp tử vong, hiện còn 31 ca vẫn đang tiếp tục điều trị tại các cơ sở y tế ở tỉnh Bình Phước và TP.HCM".



Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm