- Chuyên đề:
- Suy tim
Người bệnh mạch vành có thể phải đặt stent để ngăn nhồi máu cơ tim
Giải đáp thắc mắc về bệnh hẹp, hở van tim cùng bác sỹ Đỗ Văn Bửu Đan
Hở van 2 lá có thể khiến máu chảy ngược trong các buồng tim
Ăn rong biển thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch này
Làm sao giảm cảm giác khó chịu khi có cơn đau thắt ngực?
Trên thực tế, bệnh mạch vành cũng có thể được điều trị bằng thuốc, giúp tăng lưu thông máu tới trái tim. Tuy nhiên, trong những trường hợp nghiêm trọng mà dùng thuốc cũng không có hiệu quả, người bệnh có thể phải nong mạch vành, đặt stent để điều trị bệnh mạch vành.
Nong mạch vành, đặt stent là gì?
Nong mạch vành là thủ thuật được sử dụng để mở rộng một đoạn động mạch bị tắc nghẽn. Các bác sỹ sẽ sử dụng một thiết bị nhỏ, có gắn bóng ở đầu và luồn tới đoạn động mạch bị tắc. Sau đó, quả bóng sẽ được bơm căng, ép các mảng bám sát vào thành động mạch.
Nong mạch vành thường được kết hợp với đặt stent. Stent là một ống lưới thép được sử dụng như loại giá đỡ đặc biệt, giúp giữ cho lòng động mạch rộng và không bị hẹp trở lại. Stent sẽ được đặt cố định trong lòng động mạch mãi mãi, cho phép cung cấp đủ máu tới trái tim.
Có những loại stent nào được sử dụng cho người bệnh mạch vành?
Stent được dùng như giá đỡ cho lòng động mạch
Hiện tại, có hai loại stent chính được sử dụng là stent thường (stent làm bằng kim loại trần) và stent bọc thuốc.
Stent thường: Stent thường được phát triển vào giữa những năm 1990, tuy nhiên, sử dụng loại stent này vẫn có thể khiến động mạch bị thu hẹp trở lại trong một số trường hợp. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch coi stent như một vật thể lạ trong cơ thể và tấn công chúng. Điều này có thể khiến các tế bào quanh vùng đặt stent bị viêm, phát triển bất thường.
Stent bọc thuốc: Nhược điểm của stent thường đã được khắc phục ở stent bọc thuốc. Nhìn chung, loại stent mới này được phủ thêm một số loại thuốc giúp giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể với stent. Các loại thuốc này cũng có thể làm giảm sự phát triển bất thường của các tế bào quanh stent.
Việc sử dụng stent bọc thuốc có thể làm giảm tốc độ chữa lành động mạch. Do đó, người bệnh mạch vành thường phải uống thêm thuốc chống đông máu để giảm nguy cơ phát triển cục máu đông có thể gây đau tim, đột quỵ.
Đặt stent có gây biến chứng gì không?
Sau khi đặt stent, bạn vẫn nên cẩn thận nguy cơ hình thành cục máu đông
Dù phương pháp đặt stent được coi là khá an toàn, vẫn có nguy cơ biến chứng trong và sau quá trình đặt stent. Thông thường, biến chứng thường xuất hiện ở những người đã từng phẫu thuật điều trị bệnh mạch vành, người mắc các bệnh mạn tính khác như suy tim, bệnh thận, đái tháo đường…
Các biến chứng có thể xảy ra khi đặt stent bao gồm:
- Phản ứng với thuốc nhuộm được sử dụng trong quá trình đặt stent: Một số người có thể bị dị ứng với thuốc nhuộm được sử dụng để hiện thị mạch máu bằng tia X. Trong một số trường hợp hiếm gặp, thuốc nhuộm cũng có thể gây tổn thương thận.
- Biến chứng chảy máu, khó chịu do ống thông trong quá trình nong mạch vành, đặt stent. Ống thông cũng có thể gây tổn thương một số mạch máu trong cơ thể.
- Hình thành cục máu đông: Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất có thể xảy ra sau khi đặt stent. Các cục máu đông có thể dẫn tới các tình trạng nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ…
- Đau tức ngực: Đau tức ngực là dấu hiệu cảnh báo động mạch bị hẹp, tắc nghẽn trở lại. Nguyên nhân hẹp động mạch có thể do sự phát triển bất thường của các tế bào quanh vùng đặt stent.
- Rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng cũng có thể là một số biến chứng khác liên quan tới việc đặt stent.
Làm sao chung sống với stent?
Người bệnh mạch vành cần nắm rõ về những rủi ro, biến chứng có thể xảy ra khi đặt stent để có thể chung sống tốt hơn với bệnh. Đặt stent không phải là phương pháp có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh mạch vành. Do đó, dù đã đặt stent, người bệnh vẫn cần phải tối ưu điều trị nội khoa. Bạn cũng cần tuân thủ kế hoạch điều trị của bác sỹ, chủ động thay đổi lối sống lành mạnh hơn và kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát bệnh tốt hơn.
Thay đổi lối sống lành mạnh có thể bao gồm: Duy trì cân nặng ổn định, tập thể dục đều đặn, có chế độ ăn uống lành mạnh (ăn nhiều rau củ, trái cây tươi), kiểm soát căng thẳng và bỏ thuốc lá.
Để nâng cao sức khỏe trái tim sau đặt stent người bệnh có thể cân nhắc bổ sung thêm sản phẩm hỗ trợ giúp tăng cường sức khỏe trái tim. Nhiều chuyên gia tim mạch khuyên: Tiêu chí đánh giá hiệu năng của bất cứ loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe nào chính là hiệu quả trên thực tế lâm sàng.
Vi Bùi H+ (Theo News-medical)
Hơn 10 năm đồng hàng cùng người bệnh tim mạch, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang tự hào là sản phẩm dẫn đầu trong dòng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho bệnh tim mạch về hiệu quả hỗ trợ giảm khó thở, đau tim, đau thắt ngực, xơ vữa mạch ở người suy tim, tăng huyết áp, hẹp/hở van tim, tim bẩm sinh.
Năm 2012, Ích Tâm Khang đã được nghiên cứu hiệu quả trên lâm sàng. Năm 2014, kết quả nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học và Đời sống Toàn cầu (Canada).
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ích Tâm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn