Có nên tiêm phòng cúm khi bị dị ứng trứng?

Bị dị ứng trứng có nên tiêm phòng cúm? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ

5 mối nguy hiểm tiềm ẩn ở trường học

4 lợi ích đáng kinh ngạc khi tiêm phòng cúm

Những điều bà bầu cần biết khi tiêm phòng cúm

Trẻ bị dị ứng vẫn có thể tiêm phòng vaccine

Hầu hết mọi người, bắt đầu từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng cúm mỗi năm, đặc biệt là: Trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người cao tuổi, phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, người mắc bệnh mạn tính, người có hệ miễn dịch yếu, người làm trong ngành y... Tuy vậy, vẫn có một số đối tượng được khuyến cáo không nên tiêm phòng cúm, như đã từng bị dị ứng khi tiêm phòng cúm, trẻ dưới 6 tháng tuổi và người từng mắc hội chứng Guillian-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm cúm. Bên cạnh đó, nhiều người còn khẳng định không nên tiêm phòng cúm nếu bạn bị dị ứng với trứng.

Điều này có đúng không? Để trả lời câu hỏi này, trước hết hãy tìm hiểu về mối liên hệ giữa dị ứng trứng và tiêm phòng cúm.

Để sản xuất vaccine cúm, người ta phải dùng phôi trứng gà để nuôi cấy virus, vì vậy trong thành phần vaccine có protein trứng gà.

Theo William Schaffner - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Đại học Y khoa Vanderbilt (Mỹ): “Về cơ bản, chúng ta có thể nghĩ trứng giống như một chiếc ống nghiệm. Vì virus phải phát triển trong một thứ gì đó đang sống, nên nuôi cấy virus cúm trong trứng là phù hợp nhất”.

Bởi vậy, trên lý thuyết, trong sản phẩm vaccine cuối cùng có thể chứa protein trứng, nhưng những dấu vết này là vô cùng nhỏ.

Vì vậy, vẫn có thể tiêm phòng cúm nếu bạn dị ứng với trứng?

Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm Amesh A. Adalja tới từ Trung tâm An ninh Y tế Johns Hopkins (Mỹ) cho hay dị ứng trứng không hẳn là một vấn đề quá lớn khi tiêm phòng cúm.

“Số lượng protein trứng có trong vaccine cúm không đủ lớn để gây ra các phản ứng nghiêm trọng”, chuyên gia Amesh A. Adalja lý giải, Và bạn vẫn có thể tiêm phòng cúm khi bị dị ứng trứng”.

Chuyên gia William Schaffner nói thêm: “Từ lâu, người ta đã biết rằng những người tiêm bất kỳ loại vaccine nào (không chỉ vaccine cúm) vẫn có thể bị dị ứng với một phần của vaccine. Và nhiều người đổ lỗi các phản ứng này có thể là do trứng gây ra. Nhưng trong 10 năm qua, đã có một số nghiên cứu của các nhà dị ứng học cho thấy rằng dấu vết của protein trứng trong vaccine cúm không phải là nguyên nhân của các phản ứng dị ứng này”.

Nhìn chung, nếu bị dị ứng với trứng, bạn vẫn nên tiêm phòng cúm. Để yên tâm, tốt hơn hết bạn hãy tiêm phòng vaccine trong môi trường y tế nội trú hoặc ngoại trú, như bệnh viện, phòng khám, khoa y tế… dưới sự giám sát của bác sỹ, chuyên gia y tế, các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe để kịp thời phát hiện và kiểm soát các tình trạng dị ứng nghiêm trọng. Tất cả những người bị dị ứng trứng thường phải theo dõi phản ứng dị ứng trong 30 phút sau khi họ tiêm vaccine cúm.

Bạn có biết?

Có những loại vaccine cúm không có trứng (egg-free flu vaccine), như vaccine cúm dựa trên tế bào và vaccine cúm tái tổ hợp, nhưng những loại này được sản xuất vì những lý do khác nhau, không phải vì mục đích phục vụ riêng cho những người bị dị ứng với trứng.

Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh lây nhiễm