- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Thay đổi lối sống, chẳng hạn như tăng cường tập thể dục là biện pháp hiệu quả giúp bạn quản lý tốt bệnh đái tháo đường type 2
Căng thẳng có thể khiến bạn mắc đái tháo đường?
Những thực phẩm người mắc đái tháo đường type 2 nên tránh
6 thói quen xấu cần bỏ ngay của người đái tháo đường
Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2
1. Xem lại chế độ ăn uống của bạn
Theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống là bước rất quan trọng để quản lý tốt bệnh đái tháo đường type 2. Một chế độ ăn uống lành mạnh cho người mắc bệnh này bao gồm các loại trái cây và rau quả tươi, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, thịt nạc và sữa ít chất béo. Ăn nhiều trái cây và các loại rau củ quả ít/không có carbonhydrate như bông cải xanh, cà rốt và rau diếp. Cần cẩn thận với các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao mà có thể làm tăng nồng độ đường trong máu như bánh mỳ trắng, cơm trắng, nước soda...
Đặc biệt lưu ý không ăn thức ăn nhanh. Trong một nghiên cứu 15 năm với sự tham gia của 3.000 người trưởng thành trẻ tuổi, những người sử dụng thức ăn nhanh trong một tuần có nguy cơ tăng gấp 2 lần cơ thể kháng insulin (một yếu tố nguy cơ gây bệnh đái tháo đường type 2) so với những người không ăn. Thêm vào đó, thức ăn nhanh chứa nhiều tinh bột tinh chế, chất béo chuyển hóa và muối nên rất có hại cho người bị bệnh đái tháo đường.
2. Giảm cân nếu thừa cân
Nếu bạn bị dư thừa trọng lượng, Giảm cân có thể giúp cải thiện chức năng hormone insulin. "Bạn không cần phải giảm quá nhiều cân nặng. Với bệnh nhân đái tháo đường type 2, chỉ cần giảm từ 4 - 7,5 kg là mức đường huyết đã được duy trì ổn định hơn", theo Chuyên gia dinh dưỡng Sue McLaughlin, thuộc Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ.
Lưu ý, chất béo tích lũy ở bộ phận nào trên cơ thể cũng ảnh hưởng đến việc quản lý bệnh đái tháo đường của bạn. Nghiên cứu cho thấy những người bị béo bụng dễ bị bệnh đái tháo đường type 2 hơn những người bị béo đùi, hông hoặc mông. Bà McLaughlin cho biết, nữ bệnh nhân đái tháo đường có vòng eo hơn 89cm và nam bệnh nhân có vòng eo hơn 102cm cần giảm mỡ bụng để có thể quản lý bệnh tốt hơn.
Nếu bạn bị dư thừa trọng lượng, giảm cân có thể giúp cải thiện chức năng hormone insulin
3. Tập thể dục thường xuyên
Ngay cả khi cân nặng không giảm, tập thể dục sẽ hỗ trợ kiểm soát bệnh đái tháo đường type 2. Bà McLaughlin giải thích: "Khi bạn hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, cơ bắp liên tục co thắt sẽ đẩy nhiều đường hơn ra khỏi máu và vào trong các tế bào. Điều này khiến lượng đường trong máu hạ xuống".
Nếu có thể, bạn nên thực hiện các bài tập với cường độ cao. Trong một nghiên cứu liên quan tới các bài tập cường độ cao và bệnh đái tháo đường type 2, những người phụ nữ đi bộ nhanh đã duy trì đường huyết ổn định tốt hơn những người đi bộ với tốc độ bình thường hoặc chậm. Thường xuyên tập những bài tập với tạ cũng có thể giữ cho lượng đường trong máu ổn định. Bà McLaughlin khuyến cáo bệnh nhân nên dành khoảng ít nhất 30 phút 2 - 3 lần/tuần để tập thể dục.
4. Kiểm soát ngừng thở khi ngủ
Nhiều bệnh nhân đái tháo đường type 2 thừa cân thường gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Bệnh nhân đái tháo đường type 2 có triệu chứng của chứng ngưng thở khi ngủ nguy cơ tử vong sẽ cao hơn do đau tim và đột quỵ. Lượng đường trong máu của họ cũng biến động mạnh hơn trong khi ngủ so với những người có bệnh đái tháo đường type 2 nhưng không có biểu hiện của hội chứng này. Những biến động mạnh về lượng đường trong máu đã được liên kết với nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm do đái tháo đường.
Trường hợp nghiêm trọng của chứng ngưng thở khi ngủ có thể cần phải được điều trị bằng phẫu thuật hoặc bằng cách đeo một thiết bị đặc biệt trong khi ngủ để điều chỉnh nhịp thở. Những trường hợp ít nghiêm trọng có thể được quản lý bởi việc giảm cân.
5. Xoa dịu căng thẳng
Bà McLaughlin nói rằng căng thẳng có thể làm cho lượng đường trong máu trở nên khó kiểm soát. Ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm đã được chứng minh là nguyên nhân góp phần khiến cơ thể giảm dung nạp đường huyết, một yếu tố báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2.
Hãy thử các kỹ thuật thư giãn để giảm căng thẳng, chẳng hạn yoga, thái cực quyền, ngồi thiền, massage hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng... Trước khi đi ngủ, thực hành hít thở sâu; Tránh uống rượu, cà phê và các loại thực phẩm nhiều gia vị vào ban đêm; Duy trì nhiệt độ mát mẻ trong phòng ngủ; Tắt các loại đèn và ngăn chặn tiếng ồn; Thiết lập lịch trình ngủ cho cơ thể bằng cách đi ngủ đúng giờ mỗi ngày.
Bà McLaughlin cũng khuyên những bệnh nhân đái tháo đường có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng chuyên biệt cho bệnh. Sản phẩm sẽ hỗ trợ ổn định đường huyết, giúp phòng ngừa biến chứng hiệu quả.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
Thông tin Sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn