- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Thói quen nạp năng lượng không lành mạnh cần bỏ ngay của người đái tháo đường
Giấc ngủ trưa dài có thể báo hiệu bệnh đái tháo đường type 2
Mẹ bầu bị đái tháo đường nên ăn gì?
Chất béo không bão hòa đa tốt cho người bị tiền đái tháo đường
Ăn kiêng giúp đàn ông đái tháo đường cải thiện khả năng tình dục
Giám đốc Giáo dục Rosemary Thuet, Bệnh viện MountainView, Las Vegas (Mỹ) đã cho biết 6 thói quen xấu cần bỏ ngay của người đái tháo đường type 2 để quản lý bệnh tốt hơn:
1. Nhấm nháp nước uống có đường
Thức uống có đường là một loại đồ uống có khả năng làm tăng nhanh đường huyết sau khi sử dụng. Một lon soda có tới 40gr năng lượng, 360ml nước ép trái cây có thể chứa đến gần 10 thìa cà phê đường. Điều này rất nguy hiểm cho lượng đường trong máu của bạn, chúng có thể gây tăng cân, có khả năng dẫn đến đề kháng insulin và các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh đái tháo đường. Bên cạnh đó, chất làm ngọt nhân tạo cũng có thể gây hại, vì chúng làm tăng cảm giác thèm ăn cho thực phẩm có đường và đồ uống.
Nước ngọt có khả năng làm tăng nhanh đường huyết
2. Phụ thuộc quá nhiều vào insulin
Có insulin sẵn không có nghĩa là bạn có thể ăn kem hoặc bánh mì... một cách tùy tiện, bởi điều này vẫn có thể khiến bệnh đái tháo đường diễn biến phức tạp và gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn có một miếng bánh sinh nhật, thậm chí bạn đã sử dụng insulin để tiêu hóa nó, thì lượng đường trong máu của bạn vẫn sẽ tăng vọt, và điều này khiến bạn có nhiều khả năng bị các biến chứng về bệnh thần kinh, mắt, thận…
Hãy nói chuyện với bác sỹ để có một thói quen sử dụng insulin phù hợp
3. Cách ăn uống
Cách ăn uống không lành mạnh thường gặp ở các vận động viên hoặc những người tập luyện thể thao. Họ ăn các loại thực phẩm như mì ống, đồ ăn nhanh, bánh mỳ để cung cấp thêm năng lượng cho họ trong quá trình luyện tập dài. Và trong khi tập thể dục là một cách tuyệt vời để quản lý bệnh, tuy nhiên, nạp quá nhiều năng lượng trước khi luyện tập không phải là một ý tưởng hay cho người đái tháo đường. Thay vào đó, Thuet đề nghị bạn nên ăn protein như thịt gà nạc để ổn định lượng đường trong máu của bạn và cung cấp năng lượng trước khi tập luyện.
4. Bỏ bữa
Có nhiều người có thói quen “bỏ ăn sáng”, tuy nhiên, nếu bạn là người bị đái tháo đường, thì điều này không tốt cho sức khỏe. Nếu bạn đang cố gắng giữ lượng đường trong máu của bạn giữa khoảng 120 – 130 thì bạn không nên nhịn ăn.
Chuyên gia khuyên các học sinh bị đái tháo đường nên ăn một chút pho mát, một quả táo nhỏ... vào những bữa ăn nhẹ. Nếu trẻ ăn sáng lúc 8:00, thì 10:00 là thời điểm thích hợp có một bữa ăn nhẹ, sau đó đến bữa trưa, bữa tối và bữa phụ trước khi đi ngủ.
5. Ăn đêm
Một bữa phụ nhẹ trước khi đi ngủ không phải là một ý tưởng tồi cho những người đái tháo đường, nó có thể giúp ngăn ngừa hạ đường huyết trong khi bạn đang ngủ. Tuy nhiên, bạn cần có một sự lựa chọn thông minh. Ăn vặt không lành mạnh có thể khiến bạn bị tăng cân, ăn quá muộn vào ban đêm còn khiến lượng đường trong máu cao vào sáng hôm sau.
Chuyên gia khuyến cáo, người đái tháo đường nên có bữa ăn nhẹ trước một vài giờ trước khi đi ngủ. Bạn có thể lấy một miếng trái cây nhỏ với phô mai, hay bơ đậu phộng. Điều này sẽ giúp bạn thấy no, cung cấp một số protein và giữ mức A1C trong phạm vi lành mạnh.
6. Căng thẳng
Quản lý căng thẳng kém cũng là một điều nguy hiểm cho sức khỏe của bất kỳ ai, đặc biệt là đối với người bị đái tháo đường.
Tăng kích thích tố căng thẳng có thể làm cho các tế bào của bạn có nhiều khả năng kháng insulin. Stress cũng có thể làm ảnh hưởng đến việc thực hành các hoạt động lành mạnh. Người đái tháo đường cần xử lý stress tốt, có một giấc ngủ đủ, ngủ ngon. Bạn có thể tham gia các lớp học yoga, học thiền, tìm đến nhân viên tư vấn để được giúp đỡ.
Ngọc Hoa H+ (Theo Sharecare)
Gợi ý sản phẩm TPCN cho người đái tháo đường:
Bình luận của bạn