- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hợp chất trong mầm bông cải xanh có thể giúp giữ đường huyết ổn định
Người bị đái tháo đường nên và không nên ăn gì?
11 loại trái cây ít đường tốt cho người đái tháo đường
8 cách ổn định đường huyết giúp phòng ngừa đái tháo đường type 2
Đái tháo đường type 1 khác gì đái tháo đường type 2? (P.2)
Metformin - một loại thuốc hạ đường huyết phổ biến cho người bệnh đái tháo đường có thể gây ra một số tác dụng phụ cho thận. Hiện đã có 15% bệnh nhân báo cáo tình trạng này, thúc đẩy các nhà khoa học phải tìm ra các biện pháp an toàn hơn cho người bệnh đái tháo đường.
Trong quá trình sàng lọc gần 4.000 hợp chất có thể khắc phục các triệu chứng bệnh, các nhà khoa học Thụy Điển nhận thấy sulforaphane - một hợp chất có nhiều trong bông cải xanh, có vẻ hứa hẹn nhất.
Người bị béo phì thường có nguy cơ đái tháo đường cao
Các nhà khoa học từ Đại học Lund (Thụy Điển) đã nghiên cứu 97 bệnh nhân đái tháo đường bị béo phì. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm: Một nhóm ăn nhiều mầm bông cải xanh, nhóm còn lại được cho dùng giả dược. Sau 12 tuần, các nhà khoa học nhận thấy nồng độ đường huyết của những người ăn nhiều bông cải xanh đã giảm đáng kể so với nhóm còn lại.
GS. Anders Rosengren, tác giả nghiên cứu giải thích: “Khi đói, gan sẽ liên tục sản xuất glucose để đảm bảo năng lượng cho cơ thể. Khi bạn ăn vào, đường huyết tăng lên, quá trình này sẽ được ngừng lại do cơ thể sản sinh insulin để làm giảm glucose trong máu. Tuy nhiên, ở những người béo phì, gan sản sinh dư thừa glucose, khiến đường huyết tăng cao gây đái tháo đường type 2”.
Hợp chất trong mầm bông cải xanh có thể cải thiện bệnh đái tháo đường
Sulforaphane - hợp chất có nhiều trong bông cải xanh có thể gây ra các phản ứng oxy hóa. Chúng giúp làm giảm sự sản sinh glucose trong tế bào gan, giúp cải thiện các triệu chứng bệnh đái tháo đường.
GS. Anders Rosengren nói thêm: “Bổ sung sulforaphane ít gây ra các phản ứng phụ cho cơ thể, đồng thời việc bổ sung khá dễ dàng do sulforaphane có nhiều trong một số loại thực phẩm, đặc biệt là bông cải xanh. Chúng tôi cho rằng, nhờ các đặc tính này, sulforaphane có thể được sử dụng trong các biện pháp hỗ trợ điều trị đái tháo đường type 2”.
Hiện các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu để có thể chiết xuất sulforaphane từ bông cải xanh, cũng như từ một số loại rau họ cải khác như bắp cải, mầm cải brussel… Nếu thành công, các nhà khoa học cho rằng sulforaphane có thể mang lại lợi ích cho những bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị béo phì, đáp ứng kém với các loại thuốc điều trị.
Ngoài ra, những người bị tiền đái tháo đường - người có mức đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để phát triển thành bệnh đái tháo đường type 2 cũng có thể bổ sung sulforaphane như một cách để phòng ngừa bệnh phát triển.
Trước khi chiết xuất thành công sulforaphane để đưa vào sử dụng, người bệnh đái tháo đường, tiền đái tháo đường vẫn có thể bổ sung bông cải xanh trong chế độ ăn hàng ngày để thu được một số lợi ích nhất định. Tuy nhiên, lưu ý bạn nên hấp hoặc xào bông cải xanh để lưu giữ được nhiều chất dinh dưỡng nhất của loại thực phẩm này.
Vi Bùi H+ (Theo DailyMail)
Gợi ý thực phẩm chức năng Hộ Tạng Đường giúp ổn định đường huyết, cải thiện và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả.
Bình luận của bạn