Phụ nữ nên chú ý gì khi mang thai và sinh con muộn?

Hiểu các rủi ro khi mang thai muộn sẽ giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh hơn

Phụ nữ mang thai muộn dễ bị đột quỵ

Lợi ích của việc uống nước dừa khi mang thai

6 thực phẩm nên ăn, nên tránh khi muốn mang thai

5 biện pháp khắc phục táo bón an toàn cho phụ nữ mang thai

Các rủi ro khi mang thaisinh con muộn

Khó thụ thai: Số lượng và chất lượng trứng của người phụ nữ sẽ suy giảm dần theo thời gian. Điều này có thể khiến bạn khó thụ thai hơn khi đã có tuổi.

Tăng huyết áp, đái tháo đường thai kỳ: Đây là những tình trạng phổ biến trong giai đoạn mang thai, và cũng dễ xuất hiện ở những người phụ nữ trên 35 tuổi.

Khiếm khuyết nhiễm sắc thể: Trẻ sẽ có nguy cơ cao bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể nếu mẹ mang thai và sinh con muộn. Hội chứng Down là một ví dụ điển hình cho tình trạng khiếm khuyết nhiễm sắc thể.

Mẹ mang thai muộn con dễ bị khiếm khuyết nhiễm sắc thể

Sảy thai: Nguy cơ khiếm khuyết nhiễm sắc thể tăng cao cũng là nguyên nhân dẫn tới sảy thai ở phụ nữ lớn tuổi.

Sinh mổ: Nguy cơ biến chứng thai kỳ ở những bà mẹ lớn tuổi sẽ cao hơn, khiến bạn dễ phải lựa chọn biện pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi. Thêm vào đó, nếu người phụ nữ đã từng mang thai và sinh con một vài lần trước đó, nguy cơ nhau tiền đạo cũng sẽ tăng cao, khiến bạn phải chọn biện pháp sinh mổ.

Phụ nữ lớn tuổi cần chuẩn bị gì trước khi mang thai?

sức khỏe tốt trước, trong khi mang thai giúp bạn có thai kỳ khỏe mạnh

Duy trì sức khỏe tốt trước và trong khi mang thai là điều quan trọng, giúp phụ nữ mọi lứa tuổi có thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, những phụ nữ trên 35 tuổi nên lưu ý thêm một số lời khuyên sau:

Luôn khám tiền sản, khám thai định kỳ: Những người phụ nữ lớn tuổi nên đi khám tiền sản để được đánh giá sức khỏe toàn diện, phát hiện các khiếm khuyết nhiễm sắc thể có thể xảy ra, giúp tăng cơ hội thụ thai thành công. Tuy nhiên, khám tiền sản có thể có một số rủi ro nhất định, chính vì vậy bạn nên trao đổi với bác sỹ về các rủi ro và lợi ích.

Ngoài ra, khám thai định kỳ cũng sẽ giúp bạn theo dõi sức khỏe của cả mẹ và bé tốt hơn.

Duy trì chế độ ăn lành mạnh: Bổ sung acid folic, sắt, calci và protein rất quan trọng cả trước và trong khi mang thai. Bạn cũng nên bổ sung vitamin hàng ngày, bắt đầu vài tháng trước khi thụ thai để có thai kỳ khỏe mạnh hơn.

Theo dõi cân nặng: Giữ cân nặng bình thường trước khi thụ thai, đồng thời duy trì tăng cân ổn định trong khi mang thai sẽ giúp phụ nữ lớn tuổi phòng ngừa các biến chứng thai kỳ như đái tháo đường, tăng huyết áp…

Vận động vừa sức: Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp phụ nữ mang thai duy trì mức năng lượng tốt, thoải mái hơn và duy trì sức khỏe tổng thể. Luôn trao đổi với bác sỹ trước khi bắt đầu bất kỳ bài tập nào.

Tránh tuyệt đối hút thuốc lá và uống rượu bia: Những thói quen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ