Ung thư hạ họng có thể gây khó nuốt, mất tiếng, khó thở...
Căn bệnh ung thư hạ họng nghệ sỹ Giang còi mắc khó phát hiện sớm
Những đối tượng nguy cơ cao, cần sớm tầm soát ung thư phổi
Ung thư phổi giai đoạn 4 chữa được không?
Thắt lưng chặt dễ gây ung thư... họng
Trước đó vào 22/1/2021, nghệ sỹ Giang còi xác nhận bản thân đang mắc ung thư hạ họng ở giai đoạn 3. Điều đáng buồn là khi nam nghệ sỹ phát hiện ra căn bệnh ung thư này thì khối u đã di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Dù phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác ở những ngày cuối đời nhưng nghệ sỹ Giang còi vẫn luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan.
Nghệ sỹ Giang còi luôn vui vẻ, lạc quan trong thời gian điều trị bệnh - Ảnh: Fanpage Giang Còi
Chúng ta cùng nhau tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh vừa cướp đi sinh mạng của cố nghệ sỹ Giang còi để có thể tầm soát bệnh sớm hơn qua bài viết này.
Ở Việt Nam, ung thư hạ họng đứng thứ 2 (sau ung thư vòm) trong các bệnh lý ung thư vùng tai mũi họng. Bệnh thường gặp ở nam giới. Có 3 loại ung thư hạ họng phổ biến gồm: ung thư xoang lê, ung thư vùng sau nhẫn phễu và ung thư miệng thực quản.
Nguyên nhân gây bệnh do đâu?
Đến nay, nguyên nhân gây bệnh ung thư hạ vọng vẫn chưa thể xác định chính xác. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh ung thư này bao gồm:
- Hút thuốc lá.
- Uống nhiều rượu.
- Thiếu chất dinh dưỡng trong chế độ ăn.
- Hội chứng Plummer-Vinson (một rối loạn liên quan đến thiếu máu do thiếu chất sắt nghiêm trọng, lâu ngày).
- Kích ứng mạn tính do trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên tiếp xúc hoặc làm việc trong môi trường chứa nhiều chất độc hại.
Dấu hiệu nhận biết ung thư hạ họng
Bệnh thường âm thầm tồn tại, không có dấu hiệu rõ rệt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng như: Đau họng, khó nuốt, ăn mất ngon, giảm cân, hôi miệng, nổi hạch vùng cổ, khàn tiếng, khó thở... các chuyên gia khuyến cáo bạn nên đến ngay cơ sở y tế để thăm khám từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Các giai đoạn của bệnh
- Giai đoạn 1: Ung thư khu trú ở hạ họng, kích thước khối u là 1-2 cm.
- Giai đoạn 2: Ung thư khu trú ở hạ họng, kích thước khối u là 2-4 cm.
- Giai đoạn 3: Ung thư lan sang các vùng lân cận như thanh quản và thực quản, kích thước khối u trên 4 cm.
- Giai đoạn 4: Ung thư lan đến các hạch bạch huyết, tuyến giáp, khí quản hoặc động mạch cảnh.
Những phương pháp điều trị ung thư hạ họng
Cũng như nhiều loại ung thư, ung thư hạ họng đến nay vẫn chưa có phương pháp chữa khỏi hẳn hoàn toàn. Các biện pháp điều trị chính bao gồm: Phẫu thuật, tia xạ, hóa chất và điều trị miễn dịch.
Làm gì để phòng ngừa ung thư hạ họng từ sớm?
Để phòng bệnh mỗi người cần:
- Duy trì chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh, ăn nhiều rau củ quả, hạn chế ăn các thức ăn muối, lên men, đồ nướng cháy, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn, vệ sinh mũi họng hàng ngày phòng tránh các bệnh tai mũi họng thông thường.
- Bỏ thuốc lá và rượu bia.
- Duy trì cân nặng bình thường.
- Khi xuất hiện các triệu chứng như khàn tiếng, khó thở, khó nuốt (đặc biệt là đối với người trên 40 tuổi) thì cần đi khám ngay. Nếu bệnh được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời sẽ có tiên lượng rất tốt.
Bình luận của bạn