Cách sử dụng que thử rụng trứng đúng cách để nhanh có con

Que thử rụng trứng giúp phát hiện sự gia tăng hormone lutein hóa trong nước tiểu

Canh giao hợp quanh ngày rụng trứng là thế nào?

Có nên dùng thuốc kích thích rụng trứng?

Tai nghe theo dõi quá trình rụng trứng của phụ nữ

Rụng trứng và những điều chị em cần biết khi thụ thai

Que thử rụng trứng là gì?

Que thử rụng trứng là một loại dụng cụ y tế giúp phát hiện sự gia tăng nồng độ hormone lutein hóa (LH) trong nước tiểu ngay trước khi rụng trứng. Dụng cụ này dễ dàng sử dụng và độ chính xác cao hơn so với phương pháp đo nhiệt độ cơ thể và có có thể dự đoán rụng trứng 12 – 36 giờ trước khi trứng rụng.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng que thử rụng trứng

- Độ tuổi áp dụng phương pháp này tốt nhất cho các bạn nữ từ 18 đến 40 tuổi.

- Trước khi sử dụng que thử nên hạn chế uống nước để kết quả chính xác nhất.

- Nếu bạn đang sử dụng thuốc thì nên hỏi bác sỹ về vấn đề này, có thể những loại thuốc bạn uống sẽ ảnh hưởng đến kết quả.

- Thời gian tiến hành dùng que thử: Bất kỳ thời điểm nào trong ngày, tốt nhất bạn nên lấy mẫu vào một khung giờ nhất định. Tuy nhiên, không lấy mẫu nước tiểu vào sáng sớm khi mới ngủ dậy và sau 10h tối.

Que thử rụng trứng giúp xác định tương đối chính xác thời gian rụng trứng

Cách xác định ngày nghi ngờ rụng trứng như sau:

- Trường hợp bạn có vòng kinh đều: Ví dụ bạn có vòng kinh đều là 28 ngày. Ngày thứ 14 (28-14=14) là ngày nghi ngờ rụng trứng. Ngày bắt đầu xét nghiệm sẽ là ngày thứ 12 (trước ngày nghi ngờ rụng trứng 2 ngày) và liên tiếp đến ngày thứ 16 của chu kỳ (sau ngày nghi ngờ rụng trứng 2 ngày). Số que thử cần thiết là 5 que trong vòng 5 ngày.

- Trường hợp bạn có vòng kinh không đều: Chẳng hạn trong 5 tháng gần đây bạn có vòng kinh ngắn nhất là 25 ngày, vòng kinh dài nhất là 32 ngày. Do vòng kinh của bạn không đều, những ngày nghi ngờ rụng trứng có thể bắt đầu từ ngày thứ 11 (25-14=11) đến ngày thứ 18 (32-14=18 ). Ngày bắt đầu xét nghiệm là ngày thứ 9 (trước ngày nghi ngờ rụng trứng đầu tiên 2 ngày) cho đến hết ngày 20 (sau ngày nghi ngờ rụng trứng cuối cùng 2 ngày) của vòng kinh. Số que thử cần thiết là 12 que trong vòng 12 ngày.

Các bước sử dụng que thử rụng trứng

Bước 1: Bạn lấy nước tiểu vào 1 cốc nhỏ. Bạn có thể lấy bất kì thời điểm nào trong ngày và không nên lấy mẫu vào sáng sớm sau khi thức dậy vì sáng sớm nồng độ luteinizing hormone trong cơ thể thường tăng cao dẫn đến kết quả không chính xác.

Nên xác định ngày nghi ngờ rụng trứng để dùng que thử rụng trứng

Bước 2: Xé bao đựng que thử rụng trứng mà bạn mua tại các hiệu thuốc tây.

Bước 3: Cầm que thử rụng trứng trên tay theo hướng mũi tên chỉ xuống, sau đó cắm que thử vào cốc đựng nước tiểu và nhớ rằng  không để que thử ngập quá vạch Max. Để yên trong khoảng 5 giây.

Bước 4: Bạn lấy que thử ra khỏi cốc và đặt que nằm ngang trên mặt phẳng khô thoáng không thấm nước trong khoảng 5 phút. Để cho que thử khô và bắt đầu xem kết quả.

Bước 5: Đọc kết quả

- Nồng độ luteinizing hormone tăng cao khi bạn thấy trên que thử có 2 vạch màu hồng xuất hiện, đây là dấu hiệu cho biết bạn sắp rụng trứng trong vòng 24 - 48 h tới. Lúc này là thời điểm lý tưởng giúp tăng khả năng thụ thai. Tốt nhất, bạn nên tiến hành giao hợp trước 48h hoặc sau 24h lúc trứng rụng.

- Nếu trên que thử chỉ xuất hiện 1 vạch cho thấy nồng độ hormone luteinizing trong cơ thể bạn không tặng. Lúc này bạn chưa rụng trứng hoặc đã qua ngày trứng rụng rồi.

- Một số trường hợp que thử không xuất hiện vạch nào là dấu hiệu que đã bị hỏng và bạn nên thử bằng que khác.

Que thử rụng trứng có thể đo được lượng hormone LH tuy nhiên lại không thể khẳng định trứng có rụng hay không. Hormone LH có thể tăng ngay cả khi trứng có rụng hay không. Sự tăng cao hormone LH có thể đánh lừa bạn.

Ngoài ra, việc rụng trứng theo chu kỳ của người nữ đúng là có, nhưng còn phụ thuộc và bị tác động bởi rất nhiều yếu tố như: Tâm lý, thần kinh… Chỉ cần tâm lý có chút ức chế là có thể khiến trứng không thể rụng đúng chu kỳ. 

Thanh Tú H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa