Vi khuẩn phong ăn cụt tay
Người bệnh phong có thể sống cùng gia đình
Thái Bình là tỉnh đầu tiên đạt tiêu chuẩn loại trừ bệnh phong
Bị mưng mủ sau khi tiêm phòng lao có sao không?
Lao sinh dục có thể gây vô sinh
Năm 2014, Ấn Độ là đất nước chiếm tới 58% số ca mắc mới bệnh phong toàn cầu. Theo ghi nhận của Chương trình xóa nạn phong quốc gia (NLEP), có 1,25 - 1,35 nghìn trường hợp mắc bệnh phong cùi mỗi năm, phần lớn trong số này là trẻ em. Và các bệnh nhân phong đang chịu sự phân biệt kỳ thị của xã hội.
Mặc dù phong sẽ gây tật nguyền cho những người mắc phải, nhưng với sự tiến bộ như hiện nay của ngành y, bệnh phong hoàn toàn chữa khỏi được. Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất vẫn là luật pháp tại Ấn Độ "cho phép" được phân biệt đối xử với những người mắc chứng bệnh phong cùi.
Vào năm 2010 Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) thông qua nghị quyết thống nhất xóa bỏ vấn nạn phân biệt đối xử, kỳ thị với những người mắc bệnh phong, đồng thời kèm theo những nguyên tắc và các biện pháp giúp cải thiện đời sống của họ. Ngoài ra, Công ước LHQ về quyền của người khuyết tật (Công ước CRPD) cũng khuyến khích bảo vệ và đảm bảo quyền bình đẳng cho những người khuyết tật. Chính phủ Ấn Độ cũng là một trong những quốc gia ký kết vào Công ước CRPD và cũng là thành viên của LHQ thống nhất xóa bỏ nạn kỳ thị với những người bệnh phong.
Để thực hiện Công ước, Ủy ban pháp luật đã đưa ra một bản dự thảo mới có tên " Loại bỏ sự phân biệt đối xử đối với những người bị bệnh phong" Dự thảo này có những nguyên tắc nhất định, nhằm đưa ra những lợi ích dành cho những người mắc bệnh phong, nhằm thúc đẩy sự hòa nhập đối với những người bị phong hòa nhập với xã hội và đồng thời, đưa nhiều chính sách nhằm cải tạo lại cơ sở vật chất, tạo ra những phương thức chăm sóc đặc biệt đối với những người bị phong.
Bình luận của bạn