Caffeine có trong đồ uống cũng có thể gây ra hiện tượng đánh trống ngực
Các yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành tim
Phụ nữ và những ảo tưởng về bệnh tim
Những "nỗi oan" của nhịp tim
TPCN Ninh Tâm Vương – Giúp ổn định nhịp đập trái tim
Đánh trống ngực là gì? Có phải dấu hiệu của bệnh tim?
Đánh trống ngực, hồi hộp là triệu chứng đặc trưng của nhịp tim đập bất thường, nhưng không có nghĩa là bạn đã mắc bệnh tim. Khi đó, bạn có thể cảm thấy tim đập rất nhanh, đến mức nghe thấy tiếng đập thình thịch trong lồng ngực; Hoặc tim gần như… ngừng đập. Thậm chí, cảm giác rung lồng ngực còn lan lên tận cổ.
Đôi khi bạn làm việc gắng sức hoặc trong trạng thái căng thẳng thì hiện tượng đánh trống ngực cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, kéo dài lại là một vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe tim mạch của bạn.
Mối liên hệ giữa đánh trống ngực với các bữa ăn
Dùng bữa là hoạt động diễn ra hàng ngày, như một phản xạ của cơ thể. Thế nhưng, một số người lại gặp phải hiện tượng đánh trống ngực sau khi ăn. Tình trạng này xảy ra có thể do cơ thể nhạy cảm với caffeine – chất kích thích có trong nhiều loại thức uống như cà phê, trà, nước uống có gas và nước tăng lực, chocolate. Caffeine có khả năng làm tăng nhịp tim, vì vậy bạn có thể bị nhịp tim nhanh, trống ngực khi dùng thức uống chứa chất này nếu nhạy cảm với nó.
Một số người gặp phải hiện tượng đánh trống ngực sau khi ăn
Rượu/bia (đồ uống có cồn) cũng có thể là "thủ phạm" gây ra trống ngực. Một nghiên cứu do Đại học California San Francisco (Mỹ) thực hiện năm 2011 đã chứng minh rượu có liên quan đến bệnh rung nhĩ (một dạng rối loạn nhịp tim dạng nguy hiểm, có thể gây ngừng tim và đe dọa tính mạng).
Ngoài ra, triệu chứng trống ngực sau bữa ăn cũng có thể do bạn bị dị ứng hoặc nhạy cảm với một loại thực phẩm nào đó hoặc do ăn nhiều gia vị cay, nóng.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Katherine Zeratsky tại Mayo Clinic (tổ chức phi lợi nhuận hàng đầu thế giới có trụ sở tại Mỹ, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực y tế), một vài người có thể bị dị ứng với monosodium glutamate (tại Việt Nam có tên gọi là bột ngọt hoặc mì chính).Vì vậy, nếu bạn nghi ngờ mình bị đánh trống ngực do mỳ chính, nên tránh sử dụng loại gia vị này.
Một vài loại thảo dược bổ sung sau đây nếu dùng trong bữa ăn cũng có thể gây hiện tượng đánh trống ngực: Cam đắng (bitter orange), ma hoàng (ephedra), nhân sâm (ginseng), táo gai (hawthorn), nữ lang (valerian).
Đánh trống ngực sau khi ăn cũng có thể gây ra bởi các hoạt động đơn giản như nuốt, đột nhiên đứng dậy rời khỏi bàn ăn, tâm trạng lo lắng trong bữa ăn, không bổ sung đủ các chất dinh dưỡng (kali, nước, glucose…)
Nếu bạn không có bệnh tim mạch nhưng thường xuyên gặp phải hiện tượng đánh trống ngực sau khi ăn, trước mắt hãy tránh các loại thực phẩm có thể gây tăng nhịp tim ở phía trên. Nếu ngừng sử dụng thực phẩm vẫn không có hiệu quả, đã đến lúc bạn cần đi khám tại các bệnh viện chuyên khoa tim mạch để được xác định nguyên nhân đánh trống ngực và có giải pháp điều trị phù hợp.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn