Có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim
Đau ngực có phải mắc bệnh động mạch vành?
Cá nào tốt nhất cho người bệnh tim?
Những dưỡng chất tốt nhất cho tim mạch
TPCN Ích Tâm Khang - Giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy tim
Câu trả lời ở đây là có rất nhiều nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành tim. Tất cả phụ thuộc vào lối sống, chế độ ăn uống, hoặc do di truyền, tuổi, giới tính… của mỗi người.
Bệnh mạch vành tim - tên gọi của nhóm có cùng chung nguyên nhân gây bệnh, đó là mạch vành bị tắc nghẽn, bao gồm: Bệnh mạch vành, bệnh tim do xơ vữa mạch, bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ.
Trong nhóm bệnh này, có một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi và một số không thể thay đổi được. Nếu bạn hiểu hơn về điều này có thể giúp bạn phòng tránh được bệnh mạch vành tim một cách chủ động hơn.
Yếu tố nguy cơ của bệnh mạch vành tim không thể thay đổi
Đây là nhóm yếu tố gắn liền với bạn từ khi sinh ra, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn so với những người khác. Đây chỉ là thước đo để cảnh báo nguy cơ tim mạch, bạn khó thay đổi được nó.
- Tuổi tác: Đa số những người mắc bệnh tim do mạch vành thuộc độ tuổi từ 65 trở lên. Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng tăng. Đặc biệt phụ nữ lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim sẽ có nguy cơ tử vong cao hơn so với nam giới.
- Giới tính: Ở độ tuổi dưới 50, nam giới có nguy cơ gặp phải các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, hay nhồi máu cơ tim cao hơn so với phụ nữ. Còn sau tuổi 50, nguy cơ này ở nam giới và nữ giới bằng nhau. Do ở độ tuổi này phụ nữ phải trải qua thời kỳ mãn kinh, gây ra sự thay đổi nội tiết tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Yếu tố di truyền/chủng tộc: Hầu hết những người trong gia đình có người thân từng mắc bệnh tim mạch sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người không có tiền sử gia đình. Nguy cơ mắc bệnh cũng cao hơn ở những chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi/Á/Mexico, người Mỹ bản xứ (đặc biệt là ở Hawaii).
Phụ nữ lớn tuổi bị nhồi máu cơ tim có nguy cơ tử vong cao hơn so với nam giới
Các yếu tố nguy cơ của bệnh tim có thể thay đổi
Đây là nhóm yếu tố bạn có thể thay đổi để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách sử dụng thuốc điều trị, áp dụng chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao, lối sống lành mạnh. Các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được bao gồm:
- Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim do mạch vành hoặc đột tử do nhồi máu cơ tim so với những người không hút, bao gồm cả những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
- Tăng cholesterol máu: Khi nồng độ cholesterol trong máu tăng, nguy cơ hình thành mảng xơ vữa, cục máu đông gây tắc nghẽn mạch vành cũng tăng lên. Nhất là khi kết hợp với các yếu tố khác như tăng huyết áp, hút thuốc lá, béo phì… càng đe dọa tới sức khỏe của trái tim. Cholesterol bao gồm cholesterol xấu (LDL-c) và cholesterol tốt (HDL-c):
LDL-c càng thấp, bạn càng ít có nguy cơ tim mạch. Theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa kỳ, nếu chế độ ăn của bạn có nhiều chất béo bão hòa và chất béo trans sẽ làm tăng LDL-c.
HDL-c càng cao, trái tim bạn càng khỏe mạnh. Ngược lại, nếu HDL-c thấp thì bạn có nguy cơ cao bị bệnh tim mạch. Những yếu tố làm cho HDL-c thấp, đó là: Chỉ số triglycerides trong máu cao, yếu tố di truyền, mắc bệnh đái tháo đường type 2, hoặc đang dùng thuốc nhóm beta-blockers, corticoid. Hút thuốc lá, béo phì và ít vận động cũng làm giảm nồng độ HDL-c.
Hút thuốc lá, béo phì và chế độ ăn uống nhiều chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
- Tăng huyết áp: Huyết áp cao buộc tim phải làm việc nhiều hơn để có thể bơm được máu tới những nơi xa nhất của cơ thể, cơ tim vì thế mà trở nên dày, cứng, xơ hóa hơn và giảm dần chức năng. Nếu nó được kết hợp với các yếu tố khác như béo phì, hút thuốc lá, cholesterol cao, đái tháo đường, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
- Ít hoạt động thể chất: Lối sống ít vận động làm tăng nguy cơ của bệnh mạch vành. Nếu bạn vận động thường xuyên dù với cường độ nào (từ nhẹ đến nặng) cũng đều giúp kiểm soát cholesterol máu, phòng bệnh đái tháo đường, béo phì và giảm huyết áp.
- Thừa cân, béo phì: Ngay cả khi không có yếu tố nguy cơ khác, quá nhiều mỡ thừa trong cơ thể cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Thừa cân/béo phì còn có thể gây tăng huyết áp, tăng cholesterol xấu trong máu và mắc đái tháo đường. Khi giảm được 10% trọng lượng cơ thể, bạn đã giảm được nguy cơ mắc bệnh tim.
- Bệnh đái tháo đường: Khi bạn bị đái tháo đường, dù kiểm soát đường huyết tốt và không có các nguy cơ khác, bạn vẫn là đối tượng nguy cơ cao bị bệnh tim do mạch vành hoặc đột quỵ. Bệnh tim mạch cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở những người mắc bệnh đái tháo đường.
Ngoài ra, các yếu tố khác như chế độ dinh dưỡng, thói quen uống rượu, sự căng thẳng cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn