Giải đáp chuyện “vùng kín có mùi hôi”

Phải làm gì nếu bạn thấy có khí hư và vùng kín có mùi hôi?

Mãn kinh: Liệu pháp hormone thay thế làm tăng nguy cơ ung thư vú

Ngồi nhiều, chị em dễ mắc ung thư vú

Uống cà phê – Giảm tái phát ung thư vú

Đặt thuốc chữa viêm âm đạo có ảnh hưởng đến thai nhi?

Khí hư là danh từ chuyên môn chỉ chất dịch tiết âm đạo khi có bệnh, thường do viêm nhiễm gây ra, cũng có khi khí hư không phải do viêm nhiễm như trong trường hợp lộ tuyến cổ tử cungu xơ cổ tử cung,…

Thế nào là dịch tiết âm đạo bình thường?

Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa trong mùa hè Nguyên nhân và cách phòng ngừa viêm nhiễm phụ khoa trong mùa hè
Các lưu ý phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa Các lưu ý phòng bệnh viêm nhiễm phụ khoa
Bé gái bị viêm nhiễm phụ khoa vì… tay bẩn! Bé gái bị viêm nhiễm phụ khoa vì… tay bẩn!
4 thói quen vệ sinh gây nguy hiểm đến 4 thói quen vệ sinh gây nguy hiểm đến "cô bé"
Nên đọc

Phụ nữ khi đến tuổi dậy thì sẽ có dịch tiết âm đạo được tiết ra từ đường sinh dục.  Dịch tiết âm đạo thường có màu trắng trong như lòng trắng trứng, dai có thể kéo thành sợi, không có mùi hoặc hơi tanh. Từ độ tuổi trưởng thành, bất cứ một người phụ nữ nào cũng có dịch tiết âm đạo, thường xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm trước khi rụng trứng, trước kinh nguyệt, trong sinh hoạt tình dục.

Dịch tiết âm đạo ra nhiều hay ít tùy vào từng người, tùy vào chu kỳ kinh nguyệt, có đang mang thai hay không, hoặc có dùng viên tránh thai không tức là phụ thuộc vào hàm lượng nội tiết tố oestrogen trong cơ thể người phụ nữ.

Dịch tiết âm đạo có vai trò bôi trơn,  giữ ẩm, ổn định môi trường sinh dục nhằm hạn chế sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều khi sự tấn công của mầm bệnh vượt quá khả năng bảo vệ của loại dịch này, dẫn đến viêm nhiễm.

Thế nào là dịch tiết âm đạo bất thường?

Khí hư là chất dịch bệnh lý nên được bài tiết liên tục, hàng ngày. Bệnh càng nặng thì khí hư càng nhiều và càng liên tục. Khí hư chỉ hết khi thương tổn bệnh lý đã được điều trị khỏi. Nó có thể đặc hay loãng, có nhiều màu sắc khác nhau (vàng, trắng, xám, nâu hoặc đỏ hồng do lẫn máu).

Đặc biệt, khí hư do bất kỳ nguyên nhân viêm nhiễm nào (do vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm,…) cũng đều ít nhiều có mùi hôi rất khó chịu. Ở bạn nữ chưa có quan hệ tình dục, tỷ lệ viêm nhiễm sinh dục và mắc các bệnh phụ khoa gây khí hư là rất thấp.

Phải làm gì nếu bạn thấy có khí hư và vùng kín có mùi hôi? 

Hãy đi khám phụ khoa và điều trị dứt điểm các bệnh phụ khoa đang mắc phải. Bác sỹ sẽ khám để phát hiện các bất thường của đường sinh dục như tình trạng viêm nhiễm, có bị lộ tuyến cổ tử cung hay không?, có khối u không?…Đồng thời, sẽ soi tươi khí hư để tìm tác nhân gây viêm. Các tác nhân gây viêm thường gặp là nấm, trùng roi âm đạo, tạp khuẩn, Chlamydia hoặc các tác nhân lây qua đường tình dục khác.

Cần chú ý vệ sinh phụ khoa như thế nào để loại bỏ mùi hôi và phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa?

- Vệ sinh vùng kín mỗi ngày 01 lần bằng dung dịch vệ sinh có tính chất dịu nhẹ và diệt được vi khuẩn gây hại. Nguồn nước dùng để vệ sinh cần đảm bảo sạch. Không nên tự thụt rửa, không nên vệ sinh vùng kín nhiều lần trong ngày bằng các dung dịch vệ sinh hoặc dùng xà bông, sữa tắm hay các chất tẩy rửa mạnh để vệ sinh vùng kín, vì như vậy sẽ làm mất cân bằng PH âm đạo và giảm khả năng tự bảo vệ của hệ sinh dục, đó là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây viêm nhiễm phụ khoa xâm nhập và gây bệnh

- Vệ sinh sạch sẽ thường xuyên trong thời kỳ kinh nguyệt, thai nghén, hậu sản, những ngày ra nhiều huyết trắng. Vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi quan hệ tình dục, cho cả bạn và bạn tình.

- Giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Mặc đồ lót cũng như quần áo thông thoáng bằng chất liệu thoáng mát dệt từ sợi cotton, giúp dễ dàng thấm hút.

Chế độ ăn uống khoẻ mạnh với nhiều rau xanh, quả tươi, sữa chua có thể hạn chế được mùi khó chịu và bệnh viêm nhiễm mà không cần dùng thuốc. Sinh hoạt điều độ, tránh strees cũng sẽ giúp cho sức khỏe sinh dục tốt hơn.
Hoàng Ngọc (H+)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phụ khoa