Gợi ý chế độ ăn “chuẩn” cho người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp cần có chế độ ăn uống đặc biệt

Người gầy bị đái tháo đường: Làm sao kiểm soát bệnh?

Đái tháo đường: Chăm sóc vết thương thế nào để mau lành, ngăn biến chứng?

3 mẹo đơn giản giúp người bệnh đái tháo đường giảm cân hiệu quả

Một vài cách đơn giản, hiệu quả để duy trì đường huyết ổn định

Giảm lượng natri

Những người bị tăng huyết áp không nên ăn quá 1.500mg natri, tương ứng với khoảng 1 thìa cà phê muối/ngày. Do đó, thay vì nêm nếm thức ăn với muối, bạn có thể dùng các loại thảo mộc tự nhiên như vỏ quýt, tỏi, hương thảo, gừng, ớt, lá oregano, thì là… để tăng hương vị cho món ăn.

Việc nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài cũng là một cách giúp bạn có thể kiểm soát lượng muối ăn hàng ngày một cách tốt hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế ăn mỳ chính. Nguyên nhân là bởi mỳ chính mặc dù có vị ngọt nhưng trong công thức vẫn chứa natri. Do đó, ăn nhiều mỳ chính cũng có thể ảnh hưởng xấu đến huyết áp.

Phân chia các nhóm thực phẩm một cách hợp lý

Để có chế độ ăn uống cân bằng, người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nên áp dụng công thức 50% lượng thức ăn từ các loại rau củ, trái cây; 25% từ thực phẩm giàu protein (thịt nạc, cá, gia cầm, các loại đậu); 25% còn lại là ngũ cốc nguyên hạt (đặc biệt là gạo lứt). Công thức này sẽ giúp đường huyết luôn được giữ trong mức ổn định, từ đó giảm nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh.

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp nên phân chia nhóm thực phẩm phù hợp

Không uống nhiều cà phê

Caffeine có thể làm tăng lượng đường huyết và huyết áp. Nếu bạn nhận thấy chỉ số đường huyết hoặc huyết áp của mình tăng cao hơn sau khi uống cà phê, hãy giới hạn lượng caffeine ở mức 200mg (khoảng 2 cốc cà phê) mỗi ngày.

Người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp cũng có thể chuyển sang uống cà phê decaf (cà phê khử caffeine). Một số nghiên cứu cho thấy loại cà phê này có thể giúp giảm lượng đường trong máu.

Chọn ăn các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu và ổn định lượng đường huyết tốt hơn. Người bệnh đái tháo đường nên nhắm mục tiêu ăn từ 48 - 80gr ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày, ví dụ như gạo lứt, hạt dền, đại mạch, hạt quinoa…

Ăn nhiều chuối

Chuối là một nguồn thực phẩm giàu kali, giúp làm giảm tác dụng của natri, từ đó giúp bạn kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn. Ngoài chuối, các thực phẩm như bông cải xanh, cà rốt, đậu lăng, khoai tây, các loại hạt… cũng rất giàu kali.

Tuy nhiên, nếu bạn đồng thời có thêm vấn đề về thận, hãy trao đổi với bác sỹ về lượng bổ sung kali phù hợp, tránh việc bổ sung quá nhiều có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh.

Hạn chế rượu bia, đồ uống có cồn

Bia, rượu và hầu hết các loại cocktail đều có chứa đường và sẽ làm tăng đường huyết, huyết áp và nồng độ triglyceride trong cơ thể. Chưa hết, uống nhiều đồ uống có cồn cũng kích thích cảm giác thèm ăn và có thể khiến bạn ăn quá nhiều. Nếu bạn bị đái tháo đường và tăng huyết áp, bạn nên hạn chế các loại đồ uống này và thay thế bằng nước lọc hay trà thảo mộc.

Chọn chất béo lành mạnh

Người bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp nên ưu tiên chất béo có nguồn gốc từ thực vật thay vì chất béo từ động vật hay đồ chiên rán, thức ăn nhanh. Loại chất béo này sẽ giúp giảm cholesterol “xấu” LDL, từ đó gián tiếp giảm nguy cơ biến chứng tim mạch. Một số lựa chọn tối ưu bao gồm: Dầu olive, quả bơ, các loại quả hạch và hạt lanh.

Theo dõi chế độ ăn uống thường ngày

Để quản lý bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp một cách hiệu quả, bạn cần kiểm soát chặt chẽ chế độ ăn uống của bản thân. Tốt hơn hết, bạn nên ghi chép lại các món mình ăn hàng ngày, hoặc sử dụng các ứng dụng theo dõi chế độ ăn uống.

Cùng với chế độ ăn, sử dụng các sản phẩm từ thảo dược cũng là giải pháp giúp người bệnh đái tháo đường dễ dàng hơn trong việc ổn định đường huyết và huyết áp. Điển hình trong đó phải kể đến những thảo dược như lá xoài Ấn Độ, lá neem, quế chi… Nghiên cứu cho thấy những thảo dược này vừa giúp ổn định đườn huyết, vừa hỗ trợ giảm đáng kể nguy cơ biến chứng tim mạch cho người bệnh đái tháo đường bị tăng huyết áp.

Vi Bùi H+ (Theo Webmd)

Được bào chế từ tinh chất Lá xoài Ấn Độ cô đặc cùng 4 thảo dược quý Lá neem, Quế chi, Mướp đắng, Hoàng bá, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex là giải pháp đột phá giúp ổn định đường huyết và phòng ngừa biến chứng đái tháo đường hiệu quả.

Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex không giúp chữa khỏi đái tháo đường nhưng sẽ giúp người bệnh có thể tự tin làm việc, sinh hoạt và tận hưởng cuộc sống.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.

SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết