- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với các biến chứng ở chân
Lượng đường huyết cao nên ăn các thực phẩm này ngay lập tức
Bệnh đái tháo đường type 2 có chữa khỏi được không?
Mọi điều bạn cần biết về bệnh võng mạc đái tháo đường
7 điều cần biết về bệnh thận đái tháo đường
Tại sao người bệnh đái tháo đường hay bị biến chứng ở chân?
Với người bệnh đái tháo đường, các vấn đề bàn chân dù nhỏ cũng có thể trở thành biến chứng nghiêm trọng. Do đường huyết tăng cao khó kiểm soát, các dây thần kinh ở bàn chân có thể bị mất cảm giác, khiến bạn hầu như không còn cảm thấy đau hay khó chịu. Điều này khiến người bệnh đái tháo đường khó phát hiện ra các tổn thương ở bàn chân.
Thêm vào đó, đường huyết cao cũng có thể gây tổn thương cho các mạch máu, làm giảm khả năng lưu thông máu tới bàn chân. Điều này có thể khiến các vết thương ở chân lâu lành hơn và thậm chí các vết cắt nhỏ cũng có thể dễ dàng bị nhiễm trùng.
Người bệnh đái tháo đường cũng có hệ miễn dịch kém. Kết hợp với 2 yếu tố trên càng làm cho các tổn thương ở chân thêm trầm trọng.
Người bệnh đái tháo đường có miễn dịch kém, dễ nhiễm trùng ở chân
Những biến chứng bàn chân do đái tháo đường thường gặp
Người bệnh đái tháo đường có thể gặp rất nhiều vấn đề ở bàn chân. Cụ thể:
- Vết thương, vết loét lâu lành (thường gặp ở ngón chân cái, gót chân, kẽ chân).
- Chai, phồng rộp chân.
- Da khô, nứt nẻ.
- Móng chân dày, cứng, thường mọc ngược đâm sâu vào da.
- Biến dạng ngón chân.
- Bàn chân Charcot (ngón chân cong quặp vào phía trong, lòng bàn chân cong thành hình võng).
- Lưu thông máu kém (hay bị tê chân, ngứa ran, rát bàn chân, đau chân khi đi bộ).
Lưu thông máu kém khiến người đái tháo đường hay bị tê, ngứa ran bàn chân
Dấu hiệu cảnh báo sớm biến chứng đái tháo đường ở chân
Bạn cần đi khám chân ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo dưới đây:
- Có một vùng da bị đổi màu bất thường như màu đỏ, xanh tái hoặc màu đen.
- Sưng, phồng rộp bàn chân.
- Có vết nứt, vết thương, loét.
- Móng chân bị viêm, mọc ngược vào trong hoặc có màu vàng.
- Bàn chân bị tê, cảm thấy kiến bò, ngứa ran ở chân hoặc mất cảm giác.
- Có cảm giác nóng hoặc lạnh ở một vùng da chân.
Biến chứng bàn chân do đái tháo đường điều trị như thế nào?
Hiện cũng có nhiều phương pháp mới giúp tái tạo khớp và chữa lành vết thương cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng, người bệnh vẫn có thể phải đoạn chi. Vì vậy, phòng ngừa biến chứng bàn chân luôn là ưu tiên hàng đầu.
Làm gì để phòng ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường ở chân?
Để bảo vệ bàn chân của mình, người bệnh đái tháo đường cần chăm sóc theo các lưu ý sau:
- Cắt tỉa móng chân đúng cách: Cắt ngang và dũa móng sau khi cắt, không cắt phần khóe của móng chân.
- Kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các bất thường. Bạn có thể tự kiểm tra bằng gương hoặc nhờ người thân kiểm tra giúp.
- Rửa sạch chân mỗi ngày bằng nước ấm. Dùng khuỷu tay kiểm tra nhiệt độ nước trước khi rửa để tránh bỏng. Sau rửa cần lau khô, đặc biệt là ở các phần giữa các ngón chân.
- Không tự tìm cách cắt bỏ các vết chai ở bàn chân.
- Không để các vật sắc nhọn như ống tiêm insulin… trên sàn nhà.
- Hạn chế đi chân trần, kể cả khi đi trong nhà hoặc trên bãi biển.
- Khi ngồi lâu, hãy gác chân lên cao và xoay cổ chân lên xuống, trong và ngoài. Không ngồi bắt chéo chân.
- Dùng thảo dược: Trong Đông y, có nhiều thảo dược có thể hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, chống viêm, bảo vệ thần kinh. Điển hình như mạch môn, câu kỷ tử, hoài sơn… Vì vậy, sử dụng thêm các thảo dược này cũng là một giải pháp hỗ trợ phòng ngừa biến chứng bàn chân do đái tháo đường hiệu quả.
Nếu biết cách và phát hiện sớm, bạn hoàn toàn có thể chung sống khỏe mạnh với bệnh đái tháo đường mà không gặp phải biến chứng bàn chân hay bất cứ biến chứng nào khác.
Vi Bùi H+ (Theo Foothealthfacts)
Được bào chế từ các thảo dược Mạch Môn, Câu kỷ tử, Hoài Sơn, Nhàu và Alpha lipoic acid, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường hỗ trợ giảm đường huyết, giảm cholesterol máu, hỗ trợ phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường.
Bình luận của bạn