Khi nào cần phẫu thuật tuyến giáp?

Tuyến giáp có ảnh hưởng đến hầu hết các hoạt động của cơ thể

Trà hoa cúc làm giảm nguy cơ ung thư tuyến giáp

Những bệnh tuyến giáp thường gặp

Rối loạn tuyến giáp gây vô sinh, sảy thai liên tiếp?

Thiếu iod gây rối loạn chức năng tuyến giáp

Theo BS. Trần Trung Sang - chuyên gia Nội tiết, Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, những trường hợp bệnh nhân cần phẫu thuật tuyến giáp là: Bướu giáp đơn thuần đơn nhân hoặc đa nhân sau điều trị nội khoa không hiệu quả; bướu có biến chứng gây chèn ép gây khó thở; bướu phát triển nhanh, xuất huyết trong lòng bướu; bướu thể nhân nhu mô vì có thể gây ung thư hóa; bệnh nhân lớn tuổi có khản tiếng chưa loại trừ ung thư; ung thư tuyến giáp.

Không phải bệnh nhân tuyến giáp nào cũng có thể phẫu thuật

Không nên đi chữa bệnh bướu cổ ở những “thầy lang” theo kiểu dán thuốc lên vùng cổ có bướu; Lấy kim châm vào bướu; Dùng dao lam rạch bướu; Đắp lá vào bướu để “hút cùi” bướu. Tất cả các phương pháp này đều không điều trị được bệnh mà còn gây hậu quả tai hại là nhiễm trùng vùng cổ, thậm chí gây ap-xe (có mủ) cổ. Biến chứng khác là gây dính tất cả những cấu trúc vùng cổ với nhau thành một lớp, đến khi bệnh nhân có chỉ định mổ sẽ gây chảy máu nhiều và ca mổ khó khăn hơn, nguy cơ bị tai biến khi mổ nhiều hơn như bệnh nhân bị khàn tiếng, câm sau mổ.

Lựa chọn phẫu thuật

Cắt thùy tuyến giáp chỉ loại bỏ một phần của tuyến giáp. Các bác sỹ sẽ chỉ định phẫu thuật này khi bệnh nhân có khối u nhỏ, khu trú tại một thùy của tuyến giáp.

Trường hợp bệnh nhân phải cắt toàn bộ tuyến giáp là những ca phổ biến nhất trong phẫu thuật tuyến giáp. Đây là biện pháp cuối cùng trong điều trị bệnh lý tuyến giáp và giúp tránh được nguy cơ tái phát. Đồng thời, bác sỹ cũng tăng hiệu quả của việc điều trị bằng phóng xạ iod và hormone tuyến giáp.

Trong lúc phẫu thuật, các bác sỹ cũng cắt luôn các hạch bạch huyết ở cổ và xét nghiệm tế bào để xác định ung thư di căn. Nếu các tế bào ung thư đã lan sang hạch bạch huyết, bác sỹ sẽ sử dụng phóng xạ iod tiêu diệt tế bào ung thư lân cận vùng tuyến giáp.

Hầu hết các bệnh ung thư tuyến giáp phát triển và lây lan khá chậm, do đó, người bệnh có thể chưa cần phẫu thuật ngay mà cần điều trị củng cố trước phẫu thuật để tránh biến chứng. Tuy nhiên, bệnh nhân vẫn phải được bác sỹ chuyên khoa nội tiết theo dõi một cách chặt chẽ.

Phẫu thuật cắt bỏ một phần tuyến giáp (cắt thùy giáp) ít phức tạp hơn so với cắt toàn bộ tuyến giáp và khả năng dẫn đến suy giáp là thấp hơn, tuy nhiên, bệnh nhân lại đứng trước nguy cơ tái phát cao.

Phòng ngừa và ngăn chặn tái phát

Đối với các bệnh nhân bị mắc basedow (một bệnh tự miễn, có tính di truyền), bác sỹ luôn nhấn mạnh về một lối sống thư giãn thoải mái, không nên căng thẳng lo âu, có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất trong chế độ ăn.

Biện pháp phòng ngừa tốt nhất đối với bướu giáp đơn thuần là ăn muối iod, ăn đồ biển, đặc biệt là rong biển (hải tảo, rong mơ). Ngoài ra, người bệnh cũng nên thay đổi lối sống lành mạnh để tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh từ bên trong cũng như bên ngoài cơ thể.

Bệnh nhân bị bướu tuyến giáp nên ăn nhiều các món ăn chế biến từ hải tảo – một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, iod và khoáng chất tự nhiên giúp làm mềm khối u, giảm viêm, sưng… hoặc sử dụng thực phẩm chức năng có thành phần chính là hải tảo để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị bướu tuyến giáp hiệu quả.

Tiểu Bắc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết