- Chuyên đề:
- Rối loạn nhịp tim
Nguy cơ rung nhĩ sẽ gia tăng nếu bạn làm việc hơn 8 tiếng/ngày
Một số biến chứng và biện pháp điều trị rung nhĩ hiện nay
Infographic: Khó thở, trống ngực có thể là dấu hiệu cảnh báo rung nhĩ
Bạn biết gì về bệnh rối loạn nhịp tim nhanh rung nhĩ?
Nghiên cứu cho thấy Aspirin không phải là thuốc điều trị rung nhĩ hiệu quả
Tuy chưa có số liệu thống kê chính thức về tỷ lệ mắc bệnh rung nhĩ, các nghiên cứu gần đây cho thấy số lượng người bị rung nhĩ trên toàn thế giới đang tiếp tục gia tăng, đặc biệt trong vòng 10 năm qua.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã phát hiện một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, bao gồm tuổi cao, tăng huyết áp, đái tháo đường và thói quen uống rượu. Gần đây, nghiên cứu mới được tiến hành bởi GS. Mika Kivimaki, thuộc Khoa Dịch tễ học, Đại học College London (Anh) cùng các đồng nghiệp đã xác định thêm một yếu tố nguy cơ tiềm năng khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ: Đó là thường xuyên đi làm tăng ca và không có ngày nghỉ.
Các nhà khoa học đã thu thập và phân tích dữ liệu từ 85.494 người đến từ Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển và Vương quốc Anh. Đây là nghiên cứu có số lượng người tham gia lớn nhất về bệnh rung nhĩ. Các nhà khoa học đã phân chia nhóm cho những người tham gia dựa số giờ làm việc: Nhóm thứ nhất làm việc dưới 35 giờ mỗi tuần, nhóm thứ hai từ 35 đến 40 giờ mỗi tuần, nhóm thứ ba từ 41 đến 48 giờ mỗi tuần, nhóm thứ 4 từ 49 đến 54 giờ mỗi tuần và nhóm cuối cùng là 55 giờ hoặc hơn.
Trong tổng số người tham gia, có 4.484 người làm việc ít nhất 55 giờ mỗi tuần. Khi nghiên cứu bắt đầu, không có người nào được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ. Những người tham gia đã được theo dõi trong 10 năm và vào khoảng thời gian này, có 1.061 trường hợp đã phát triển bệnh rung nhĩ.
Kết quả cho thấy, so với nhóm có giờ làm việc bình thường (từ 35 đến 40 giờ mỗi tuần, tương đương khoảng 7,5 đến 8 tiếng mỗi ngày và có 1 ngày nghỉ), những người có số giờ làm việc trong tuần nhiều nhất (55 giờ hoặc hơn, tương đương trên 8 tiếng mỗi ngày và không có ngày nghỉ) có nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ cao hơn khoảng 40%.
Mặc dù chưa tìm được nguyên nhân của mối liên hệ này, để bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch và đảm bảo hiệu quả công việc, các nhà khoa học khuyến cáo người lao động nên sắp xếp thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý.
M. Hiếu H+ (Theo medicalnewstoday)
Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương giúp ổn định nhịp tim, phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho người bệnh rung nhĩ.
Bình luận của bạn