Nước lũ tràn qua đê nhấn chìm ngôi làng ở Chương Mỹ, Hà Nội (Ảnh: zing.vn)
6 bệnh nguy hiểm thường gặp khi mưa lũ ngập lụt
Cảnh giác bệnh về da mùa mưa lũ và cách phòng ngừa
Mối nguy rình rập trẻ mùa mưa lũ cha mẹ cần biết
Tháng 10: Hãy đưa cả nhà đi tiêm phòng cúm!
Bệnh tả
Vi khuẩn Vibrio cholera có trong nước uống, thức ăn chính là thủ phạm gây bệnh tả. Để phòng bệnh tả, cần:
- Chỉ uống nước sạch, an toàn. Nếu không chắc chắn, hãy đun sôi nước (khi nước sôi, hãy để sôi thêm 3 phút trở lên). Bạn cũng có thể làm nước clo.
- Để thực phẩm tránh xa côn trùng và chuột bọ bằng cách che đậy cẩn thận.
- Rửa và nấu thức ăn đảm bảo vệ sinh.
- Vứt bỏ rác đúng nơi quy định.
- Dùng nhà vệ sinh đúng cách và vệ sinh sạch mỗi ngày.
- Rửa tay bằng xà bông sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Giữ môi trường xung quanh sạch sẽ để ngăn ngừa dịch bệnh.
Viêm gan A
Đây là một bệnh có thể truyền từ người này sang người khác khi ăn uống các thực phẩm bị nhiễm virus gây bệnh viêm gan A. Virus này có trong chất thải của người bệnh. Khi nước ngập lụt, virus này rất dễ lây lan ra nguồn nước hay thực phẩm. Để phòng ngừa viêm gan A, bạn nên:
- Rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chuẩn bị thức ăn và trước khi ăn.
- Xử lý rác thải đúng cách.
- Nấu sò, trai, hến (các loại hải sản có vỏ) trong 4 phút hoặc hấp chín trong 1 phút 30 giây.
- Xử lý an toàn và bảo vệ thực phẩm, nước.
Bệnh thương hàn
Bệnh lây truyền qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh. Cách phòng bệnh thương hàn:
- Tránh uống nước lã, nước chưa lọc hay chưa đun sôi. Cần đun sôi nước để uống, khi nước sôi nên đun thêm 2 phút nữa.
- Nấu chín thức ăn rồi mới ăn, luôn che đậy thực phẩm để ngăn ngừa ruồi và côn trùng khác đậu vào. Tránh ăn các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Rửa tay bằng xà bông sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh để ngăn ngừa ruồi muỗi phát triển.
Bệnh cúm
Bệnh cúm lan truyền qua tiếp xúc với dịch tiết cơ thể của người bệnh hoặc tiếp xúc với đồ dùng bị dính dịch tiết của người bệnh (khi người bệnh ho hay hắt hơi). Cách phòng bệnh cúm cho mọi người:
- Tránh đến những nơi đông người.
- Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Rửa tay thường xuyên.
- Tiêm vaccine phòng bệnh cúm mỗi năm.
- Tránh đến gần những người bị nhiễm bệnh (nên cách xa ít nhất 1 mét).
Bệnh leptospirosis
Bệnh leptospirosis hay còn gọi là bệnh xoắn khuẩn vàng da, do vi khuẩn lan truyền qua phân và nước tiểu của động vật bị nhiễm bệnh. Khi mưa lũ ngập lụt, vi khuẩn này rất dễ lây lan ra nguồn nước, thức ăn hoặc nước uống. Cách phòng bệnh leptospirosis:
- Hạn chế lội nước trong nước lũ.
- Đi ủng cao, đeo găng tay khi cần làm gì đó trong vùng nước ngập.
Nên đi ủng cao khi lội nước để phòng bệnh (Ảnh: zing.vn)
- Cố gắng xả thoát nước có khả năng bị ô nhiễm.
- Xua đuổi các loài gặm nhấm bằng cách dùng bẫy chuột.
- Giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ.
Môi trường bị ô nhiễm, nhiều vũng nước đọng, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, có thể khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát mạnh. Dưới đây là những cách phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết:
- Che đậy thùng nước và các dụng cụ chứa nước để ngăn muỗi đẻ trứng.
- Thay nước trong bình hoa thường xuyên.
- Làm sạch tất cả các thùng chứa nước mỗi tuần một lần. Rửa sạch cả bên ngoài và bên trong để loại bỏ trứng muỗi dính vào.
- Chọc thủng hoặc cắt lốp cũ tránh để nước tích tụ.
- Thu gom và vứt bỏ tất cả các hộp thiếc, bình, chai và các vật dụng khác không dùng đến có thể đọng nước.
Bình luận của bạn