Nước ngập gần lút nóc nhà ở Thanh Hóa (Ảnh: Hoàng Lam - VnExpress)
Cảnh giác bệnh về da mùa mưa lũ và cách phòng ngừa
Mối nguy rình rập trẻ mùa mưa lũ cha mẹ cần biết
Chăm sóc sức khỏe mùa lạnh đúng cách
Các bước quan trọng khi tắm cho trẻ vào ngày lạnh
1. Bệnh tả
Đây là bệnh nhiễm trùng đường ruột cấp tính do ăn phải thức ăn hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn Vibrio cholera. Những người ăn thức ăn hay uống nước bị nhiễm vi khuẩn này có nguy cơ cao mắc bệnh tả.
Các dấu hiệu bệnh tả gồm: Đi phân lỏng thường xuyên, nhưng không đau bụng; Nôn; Nhanh chóng mất nước (mắt chùng xuống, da nhăn và khô).
2. Viêm gan A
Bệnh do một loại virus có thể lây truyền từ người này sang người khác qua việc ăn uống các thực phẩm bị nhiễm bẩn – chất thải và nước tiểu của người đã bị bệnh viêm gan A.
Các dấu hiệu bệnh viêm gan A gồm: Sốt; Triệu chứng giống cúm: Suy nhược, đau cơ và khớp, ăn không ngon, chóng mặt (có hoặc không nôn); Bụng dạ khó chịu; Sau vài ngày có thể bị vàng da.
3. Sốt thương hàn
Bệnh truyền nhiễm này còn được gọi là thương hàn, lây truyền qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm hoặc qua tiếp xúc gần gũi với người bị nhiễm bệnh.
Các dấu hiệu bệnh thương hàn: Sốt cao liên tục; Đau đầu; Mỏi mệt; Không muốn ăn; Tiêu chảy hoặc táo bón; Bụng dạ khó chịu.
4. Cúm
Bệnh do một loại virus tấn công hệ hô hấp. Bệnh được lan truyền qua tiếp xúc với người bệnh bị ho hoặc hắt hơi, hoặc có thể do tiếp xúc với bề mặt, đồ dùng, quần áo bị nhiễm dịch tiết cơ thể của người bệnh.
Trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch yếu có nguy cơ cao bị cúm.
Các triệu chứng mắc bệnh cúm: Sốt cao, ít nhất là 38 độ C; Đau đầu; Sổ mũi; Viêm họng; Ho; Đau cơ hoặc đau khớp.
5. Bệnh leptospirosis (bệnh xoắn khuẩn vàng da)
Bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn lan truyền qua nước tiểu và phân của các động vật bị nhiễm bệnh như động vật gặm nhấm (chuột), ô nhiễm đất, nước và thực vật.
Một người có thể bị nhiễm bệnh leptospirosis do ăn phải thức ăn hoặc uống nước bị ô nhiễm, có vết thương hở trên da, hoặc khi mắt, mũi và miệng bị dính nước ô nhiễm (thường là nước lụt) hoặc đất. Thời kỳ ủ bệnh của vi khuẩn là 7 – 10 ngày.
Bệnh xoắn khuẩn vàng da lan truyền qua nước tiểu và phân của động vật bị nhiễm bệnh
Các dấu hiệu bệnh gồm: Sốt; Đau cơ; Đau đầu; Đau cơ bắp và mắt đỏ.
Đối với những trường hợp nặng (tổn thương gan/não hoặc suy thận): Da vàng; Nước tiểu màu sẫm; Phân sáng màu; Ít đi tiểu; Đau đầu nặng.
6. Sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), một căn bệnh phổ biến ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới là sốt xuất huyết Dengue, vật trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes. Sốt xuất huyết Dengue có thể gây tử vong.
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết: Sốt cao; Đau đầu; Đau mỏi người, đau cơ, đau nhức hốc mắt; Mệt mỏi; Phát ban và có xuất huyết trên da; Chảy máu cam, chảy máu chân răng.
Giai đoạn nguy hiểm: Người bệnh vật vã, lừ đừ, li bì, đau bụng vùng gan hoặc ấn đau vùng gan, nôn nhiều, xuất huyết niêm mạc, tiểu ít. Xét nghiệm máu thấy tiểu cầu giảm nhanh chóng.
Bình luận của bạn