- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường nên chú ý sức khỏe trong những ngày mưa gió
Đái tháo đường type 2: Ngủ kém khiến vết thương lâu lành
Ô nhiễm không khí, căng thẳng gây đái tháo đường: Làm sao để phòng ngừa?
Bị đái tháo đường: Bạn nên hiểu rõ các dạng insulin mình sử dụng
7 quy tắc ăn sáng giúp người bệnh đái tháo đường kiểm soát đường huyết
Nguy cơ biến chứng đái tháo đường trong những ngày mưa, ngập lụt
Với những người bệnh đái tháo đường, việc đi dưới trời mưa, đặc biệt là lội qua những vũng nước bẩn trong những ngày mưa to, ngập lụt… là điều rất nguy hiểm. Nguyên nhân là bởi người bệnh đái tháo đường có hệ miễn dịch yếu và dễ bị đau ốm, mắc các bệnh thương hàn, viêm gan A, tiêu chảy, sốt rét, sốt xuất huyết, sốt do virus… trong những ngày mưa.
Bên cạnh những nỗi lo về các bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường, người bệnh đái tháo đường cần đặc biệt cẩn trọng với biến chứng loét chân trong những ngày mưa lũ. Nguyên nhân là do bệnh đái tháo đường có thể gây ra các tổn thương cho mạch máu, làm giảm lưu lượng máu tới các chi trên cơ thể.
Loét chân là biến chứng đái tháo đường nguy hiểm nhất trong những ngày mưa
Ngoài ra, biến chứng thần kinh ngoại biên cũng khiến người bệnh đái tháo đường khó phát hiện các vết thương ở chân, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, loét chân nguy hiểm.
TS. Pradeep Gadge từ Trung tâm Gadge Diabetes (Ấn Độ) cho biết: “Người bệnh đái tháo đường thường có hệ miễn dịch kém hơn so với những người bình thường. Do đó, họ sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn trong những ngày trời mưa dai dẳng, ngập lụt. Đặc biệt, nếu phải lội nước trong khi có các vết thương nhỏ ở chân, người bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm, dẫn tới các vết loét nghiêm trọng và bắt buộc phải đoạn chi”. Đây cũng là nguyên nhân khiến số người bệnh đái tháo đường phải cắt cụt chân thường tăng cao hơn sau mỗi mùa mưa, ngập lụt.
Người bệnh đái tháo đường có thể làm gì để ngăn ngừa nguy cơ biến chứng trong những ngày mưa?
Để ngăn ngừa nguy cơ bị thương hàn, tiêu chảy… trong những ngày mưa, người bệnh đái tháo đường nên chú ý sử dụng nước sạch, uống nước đun sôi để nguội hoặc dùng các thiết bị lọc nước. Không nên ăn ở ngoài để tránh nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Để tránh nguy cơ bị sốt rét, sốt xuất huyết và các bệnh do muỗi truyền khác, bạn nên chủ động loại bỏ các nguồn nước tồn đọng trong nhà, tránh để muỗi và các ký sinh trùng gây bệnh có nơi sinh sôi, phát triển.
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng chân dẫn tới đoạn chi, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế ra ngoài trời trong những ngày mưa lũ. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên mặc áo mưa, ủng đi mưa… và chú ý rửa sạch, lau khô chân ngay khi về nhà. Chú ý tới các vết thương trên bàn chân và đi khám ngay nếu thấy vết thương có xu hướng trở nặng.
Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)
Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường giúp phòng ngừa và cải thiện các biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh, biến chứng đoạn chi... cho người bệnh đái tháo đường.
Bình luận của bạn