Uống quá nhiều rượu bia có thể khiến hạ đường huyết nhanh chóng
Cách hạ đường huyết nhanh chóng và an toàn không phải ai cũng biết
Những dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu carb
Vì sao cây xô thơm giúp kiểm soát đường huyết, cải thiện trí nhớ?
Hạ đường huyết ở người bệnh đái tháo đường nguy hiểm thế nào?
Quá chén trong những cuộc vui dịp cuối năm có thể khiến dân nhậu phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe. Phổ biến nhất là tình trạng ngộ độc rượu do lượng cồn được hấp thu vào quá nhiều, vượt qua khả năng chuyển hóa của cơ thể.
Bên cạnh đó, một tình trạng khác do uống nhiều rượu bia gây ra là hạ đường huyết, rất nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng.
Vì sao thường bị hạ đường huyết sau khi nhậu?
Uống quá nhiều rượu bia khiến hạ đường huyết nhanh chóng
Uống rượu bia có thể gây hạ đường huyết trong hai trường hợp: Hạ đường huyết lúc đói sau uống rượu và hạ đường huyết phản ứng sau uống rượu.
- Hạ đường huyết lúc đói sau khi uống rượu: Uống rượu trong trạng thái đói rất dễ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân là nồng độ cồn thấp có trong rượu làm cản trở quá trình tạo glucose mới tại gan.
- Hạ đường huyết phản ứng sau uống rượu: Trong khi uống rượu, bạn có dùng chung các loại nước ngọt có đường, vì vậy chúng kích thích sản xuất nhiều insulin hơn so với việc chỉ uống nước ngọt hoặc uống rượu không. Insulin làm giảm lượng đường trong máu đáng kể gây nên tình trạng hạ đường huyết. Thông thường, bạn sẽ rơi vào tình trạng hạ đường huyết sau 3-4 giờ.
Đặc biệt càng trẻ thì càng dễ bị hạ đường huyết. Độ tuổi phổ biến là từ 30 trở xuống. Bên cạnh đó, những người gầy yếu, suy kiệt cũng là đối tượng có nguy cơ cao với tình trạng này.
Cách phòng ngừa hạ đường huyết khi uống rượu bia
Để phòng tránh nguy cơ hạ đường huyết gây nguy hiểm do rượu bia, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
- Hãy hạn chế uống rượu bia vì không có ngưỡng nào là an toàn. Trong trường hợp có uống thì không nên uống quá hai đơn vị cồn/ngày với nam, một đơn vị cồn/ngày đối với nữ và không uống quá 5 ngày/tuần.
- Khi uống rượu bia cần đảm bảo ăn đủ như một bữa bình thường, ăn nhiều thức ăn có tinh bột, ví dụ như: Cơm, cháo, bún, miến… Nếu trong quá trình uống rượu bia chưa ăn đủ thì phải ăn bổ sung sau khi uống. Trong trường hợp ngại ăn có thể uống các loại nước, sữa có đường.
- Không uống rượu bia khi cơ thể mệt mỏi vã mồ hôi sau khi tập thể dục. Bởi vì uống rượu khi này rất dễ gây nên hiện tượng hạ đường huyết.
- Đặc biệt trong mùa Đông cần chú ý đến việc giữ ấm cơ thể sau khi đã sử dụng bia rượu. Vì nó có thể làm cho mạch máu ngoài da giãn ra, khiến người uống cảm thấy ấm lên nhưng thực ra đang mất nhiệt. Bên cạnh nguy cơ nhiễm lạnh, tình trạng mất nhiệt cũng dễ dẫn đến hạ đường huyết.
- Một số trường hợp tuyệt đối không nên uống rượu: Người bệnh đái tháo đường, phụ nữ mang thai, mẹ cho con bú, bệnh tim mạch, suy thận, thần kinh,...
Bình luận của bạn