- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
- Ổn định đường huyết
Người bệnh đái tháo đường thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết
Quần lót bị kiến bu có phải mắc bệnh đái tháo đường?
Nóng rát bàn chân, bàn tay: Cẩn thận biến chứng đái tháo đường
Người bị đái tháo đường ăn bún, phở được không?
Mắc đái tháo đường: Cần chú ý chăm sóc bàn chân thường xuyên hơn
Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để hạ đường huyết nhanh chóng và an toàn:
Tập thể dục
Tập thể dục là cách đơn giản để hạ lượng đường huyết một cách tự nhiên. Thậm chí, 10 - 15 phút đi bộ mỗi ngày đã cải thiện đáng kể chỉ số đường huyết của bạn.
Tuy nhiên, không phải lúc nào người bệnh đái tháo đường cũng có thể tập thể dục. Điều này liên quan chặt chẽ đến chỉ số đường huyết trước khi tập, cụ thể:
- Nếu đường huyết thấp dưới 5,6mmol/L, bạn không nên tập thể dục ngay bởi có thể sẽ gây cơn hạ đường huyết cấp. Bạn có thể ăn nhẹ bằng 1 - 2 cái bánh quy, hoặc trái cây, nước đường… sau đó nghỉ ngơi khoảng 30 phút trước khi muốn tập thể dục.
- Đường huyết từ 5,6 - 13,9mmol/L là mức đường huyết an toàn và bạn có thể tập thể dục được ngay.
- Nếu đường huyết từ 14mmol/L trở nên, trước khi tập thể dục hãy chú ý hơi thở của bạn. Nếu bạn thấy hơi thở có mùi chua, đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm toan ceton. Tốt nhất, lúc này bạn không nên tập thể dục bởi điều này sẽ làm tình trạng nhiễm toan tiến triển nặng hơn, tăng khả năng hôn mê do nhiễm toan ceton.
Uống nước
Uống nước có thể giúp hạ đường huyết nhanh chóng và an toàn
Mất nước, thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao. Nguyên nhân là bởi không có đủ nước khiến glucose (đường) máu trở nên cô đặc hơn.
Uống nhiều nước giúp pha loãng lượng đường trong máu, đồng thời còn tăng thải đường qua nước tiểu, do đó làm hạ đường huyết hiệu quả. Người bệnh đái tháo đường nên bổ sung đủ nước mỗi ngày, thông thường là khoảng 1,6 lít đối với nữ, 2 lít đối với nam (theo khuyến cáo của Cơ quan An toàn Thực phẩm châu Âu).
Giảm căng thẳng
Căng thẳng, stress gây tăng đường huyết do làm tăng sản xuất cortisol - một hormone giúp tạo ra đường từ các nguồn dự trữ trong cơ thể. Căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm hoặc bệnh lý Alzheimer ở người cao tuổi mắc đái tháo đường.
Kiểm soát tốt tâm trạng, hạn chế căng thẳng, lo âu cũng là một yếu tố làm đường huyết giảm và ổn định. Bạn hãy thả lỏng bản thân bằng cách làm những việc mình yêu thích như xem một bộ phim, nghe nhạc, chăm sóc cây cảnh hoặc ra ngoài trò chuyện cùng bạn bè, người thân.
Giảm căng thẳng cũng giúp bạn giảm và ổn định đường huyết
Ăn các món nhiều chất xơ
Một nghiên cứu năm 1991 cho thấy, ăn các thực phẩm nhiều chất xơ hòa tan có thể giúp hạ đường huyết, cân bằng đường huyết ổn định. Chất xơ hòa tan có thể làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn không cho đường đi vào máu một cách nhanh chóng.
Người bệnh đái tháo đường có thể ăn các món nhiều chất xơ như các loại ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, các loại đậu, khoai lang, quả bơ hay các loại rau củ, trái cây… Đặc biệt, trong các bữa ăn chính, nếu bạn ăn rau trước khi ăn cơm, điều đó sẽ làm giảm đáng kể lượng đường trong cơm hấp thu vào cơ thể bạn, hạn chế tình trạng tăng đường huyết sau ăn.
Bổ sung các chất điện giải
Đường huyết tăng cao làm cơ thể tăng thải đường qua nước tiểu, nhưng điều này vô tình cũng làm mất đi một lượng lớn chất điện giải.
Điều này có nghĩa bạn sẽ bị thiếu hụt một số khoáng chất như natri, magne, kali, phospho…Tuy nhiên, chỉ cần một chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây là đã đủ để cân bằng điện giải cho cơ thể.
Những thực phẩm giàu chất điện giải có thể kể đến như: Các loại rau cải, cà chua, khoai tây, khoai lang, đậu hũ, đậu nành, dâu tây, cam, chuối… Khi ăn trái cây, bạn nhớ ăn vào các bữa phụ để không làm tăng đường huyết sau ăn.
Ngủ đủ giấc
Ngủ không đủ giấc cũng có thể là nguyên nhân khiến đường huyết tăng cao. Một nghiên cứu năm 2015 cho thấy, người bệnh đái tháo đường ngủ từ 4 tiếng trở xuống trong 3 đêm liên tiếp có nồng độ đường trong máu cao hơn. Điều này được lý giải là do hoạt động của insulin kém hiệu quả hơn nếu chúng ta không ngủ đủ giấc.
Do đó, nếu muốn hạ đường huyết nhanh chóng, bạn cần có giấc ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm, ngủ sâu, tránh suy nghĩ nhiều trước khi ngủ để ổn định đường huyết hiệu quả.
Ăn mướp đắng
Nhiều nghiên cứu trên chuột cho thấy, bổ sung mướp đắng có thể giúp hạ đường huyết hiệu quả. Nguyên nhân là bởi mướp đắng có chứa charantin, một chất có khả năng hạ đường huyết tự nhiên. Thêm vào đó, loại quả này còn chứa polypeptide-p, một chất có tác dụng tương tự như insulin trong cơ thể.
Bạn có thể thêm mướp đắng trong chế độ ăn uống hàng ngày, hoặc dùng các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe có thành phần từ mướp đắng nếu không thích vị đắng của loại quả này để hỗ trợ hạ đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường.
Vi Bùi H+ (Theo Diabetesstrong/Greatist)
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex - hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, hạn chế biến chứng đái tháo đường
Glutex với thành phần chính từ lá Xoài Ấn Độ, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng giúp hỗ trợ hạ và ổn định đường huyết, từ đó hạn chế các biến chứng thần kinh, viêm loét, nhiễm trùng, tổn thương mắt, võng mạc, bảo vệ thận, khớp, tim mạch…
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex sử dụng phù hợp cho người bệnh đái tháo đường type 2, người bị tiền đái tháo đường, đặc biệt hiệu quả với người mới mắc.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân - Hà Nội - Việt Nam.
SĐT: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn