- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Người bệnh đái tháo đường có phải bỏ hẳn rượu, bia?
Đái tháo đường có phải nhịn cơm?
Phát hiện hormone mới giúp phòng đái tháo đường
Tiền đái tháo đường – “thẻ vàng” cho sức khỏe
3 kiểu sống tự sát của người bị đái tháo đường
Rượu, bia ảnh hưởng thế nào đến đường huyết?
Các loại đồ uống có cồn và liều lượng khác nhau sẽ có những tác động khác nhau đến lượng đường huyết. Một chai bia 330ml hoặc một ly rượu vang cỡ trung có thể không ảnh hưởng đến lượng đường huyết tổng thể.
Việc tiêu thụ nhiều hơn một loại đồ uống có cồn có thể khiến lượng đường trong máu tăng ngay lập tức. Tuy nhiên, cồn ức chế việc chuyển đổi protein thành glucose trong gan và khiến người bệnh phải đối mặt với nguy cơ hạ đường huyết nhanh chóng, ngay sau khi đường huyết vừa tăng.
Nói một cách dễ hiểu hơn, đồ uống có cồn có thể khiến đường huyết tăng, giảm đột ngột và điều này vô cùng nguy hiểm. Người bệnh có thể bị hạ đường huyết đến 16 giờ sau khi ngừng uống. Việc tiêu thụ quá nhiều rượu, bia có thể dẫn đến tăng huyết áp. Rượu, bia chứa calorie nên cũng dẫn đến tăng cân. Tăng huyết áp và thừa cân/béo phì là các yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường. Chính vì thế, người bệnh không nên uống quá nhiều rượu, bia.
Đối với những người kiểm soát đường huyết tốt, uống một lượng nhỏ rượu, bia vào trước, trong hoặc ngay sau bữa ăn có thể mang lại lợi ích.
Bị đái tháo đường nên uống bao nhiêu rượu?
Trên thực tế, lượng đồ uống có cồn được khuyến cáo cho người bị đái tháo đường cũng tương tự như cho người khỏe mạnh. Cơ quan Y tế quốc gia Anh (NIH) khuyến cáo liều lượng rượu như sau:
- Nam giới: Không nhiều hơn 3 – 4 đơn vị/ngày.
- Nữ giới: Không nhiều hơn 2 – 3 đơn vị/ngày.
Một đơn vị uống chuẩn chứa 10gr cồn, tương đương với 1 chén rượu mạnh (40 độ, 30ml); 1 ly rượu vang (13,5 độ, 100ml); 1 vại bia hơi (330ml); 2/3 chai hoặc lon bia (330ml), theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Nên kiểm tra đường huyết thường xuyên
Lưu ý về việc sử dụng rượu, bia khi bị đái tháo đường
Ngoài việc tiêu thụ trong giới hạn khuyến cáo, người bệnh không nên uống rượu, bia trong lúc đói, không uống rượu thay cơm và trộn rượu với đồ uống có gas/đường. Những điều này có thể khiến cho lượng đường máu tăng nhanh chóng.
Đừng quên theo dõi đường huyết thường xuyên và tham khảo ý kiến bác sỹ về việc sử dụng đồ uống có cồn.
Kim Chi H+ (Theo diabetes.co.uk)
Bình luận của bạn