Nguyên nhân khiến bạn bị đổ mồ hôi đêm

Đổ mồ hôi lạnh ban đêm tiềm ẩn nhiều bệnh lý khá nguy hiểm

5 cách đơn giản để ngăn ngừa mồ hôi và mùi cơ thể

5 cách đơn giản để ngăn ngừa mồ hôi và mùi cơ thể

TPCN Hòa Hãn Linh có tác dụng làm giảm mồ hôi nách không?

Những sự thật thú vị về mồ hôi

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi ban đêm

Đối với phụ nữ thì nguyên nhân hay gặp nhất dẫn đến đổ mồ hôi đêm là nồng độ hormone nữ estrogen thấp hoặc thay đổi thất thường. Tình trạng này thường xảy ra ở phụ nữ sau khi sinh con hoặc sử dụng thuốc tránh thai, trong thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Tất cả những trường hợp này đều có nồng độ estrogen thấp hoặc lên xuống thất thường, dẫn đến ra mồ hôi đêm, mức độ vừa đến rất nhiều.

Thuốc cũng là một nguyên nhân lớn khác gây ra mồ hôi đêm. Khoảng 22% người uống thuốc chống trầm cảm bị ra mồ hôi đêm.

Thêm vào đó, đường máu thấp cũng có thể làm tăng quá trình tiết mồ hôi. Những người sử dụng insulin hoặc các thuốc điều trị đái tháo đường qua đường uống có thể sẽ bị giảm đường máu vào ban đêm và vì thế bị ra mồ hôi đêm. Nếu bạn nghĩ rằng thuốc là lí do làm cho bạn ra mồ hôi trong khi ngủ, hãy nói với bác sỹ để điều chỉnh liều hoặc cân nhắc thay đổi biện pháp điều trị.

Phụ nữ bị đổ mồ hôi đêm do nồng độ hormone estrogen thấp

Thủ phạm gây ra mồ hôi đêm cũng có thể do một căn bệnh thầm lặng nhưng khó chịu có tên là tăng tiết mồ hôi, tức là cơ thể đều đặn tiết ra quá nhiều mồ hôi mà không phải do nguyên nhân bệnh lí nào. Thông thường, những bệnh nhân này ra mồ hôi ở những vùng cụ thể trên cơ thể, trong khi những phần còn lại vẫn khô ráo. Những vùng này có thể là lòng bàn tay, ngón chân, nách và đầu. Tuy nhiên, trong trường hợp này triệu chứng của ra mồ hôi nhiều không chỉ xuất hiện vào ban đêm mà là trong suốt cả ngày. Hãy đi khám bác sỹ để được kê thuốc hoặc tiêm botox. 

Nghiêm trọng hơn, ra mồ hôi đêm còn có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các bệnh lí khác, như nhiễm khuẩn, lao, HIV, bệnh bạch cầu hoặc ung thư. Tuy nhiên, những bệnh nhân này sẽ có các triệu chứng đặc trưng khác nổi trội hơn ra mồ hôi đêm, ví dụ như sụt cân bất thường hoặc sốt.

Làm sao để hạn chế đổ mồ hôi đêm

- Điều bạn có thể làm ngay để làm giảm ra mồ hôi đêm đó là điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, mặc đồ ngủ loại nhẹ mỏng, dùng quạt

- Ngăn ngừa stress, như hít thở sâu hoặc tập thể dục thể thao, cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của chứng ra mồ hôi đêm.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày

Uống đủ nước để giảm tình trạng mồ hôi nhiều

-  Hạn chế thức ăn cay nóng, cà phê, rượu bia và thuốc lá

-  Mặc quần áo nhẹ, thông thoáng, dễ thấm mồ hôi khi đi ngủ

-  Nếu thời tiết không thực sự lạnh, bạn nên bỏ đệm hoặc thay đổi bộ ga trải giường với chất liệu nhẹ, mỏng hơn.

-  Giữ cho phòng ngủ luôn mát mẻ và thông thoáng vào ban đêm.

- Bình thường tuyến mồ hôi sẽ ít hoạt động vào ban đêm, vì vậy việc sử dụng những chế phẩm thảo dược thiên nhiên chứa Magne clorua, Hoàng Kỳ, Sơn thù du... giúp cân bằng và ổn định hệ thống thần kinh thực vật, làm se khít lỗ chân lông, làm khô da trước khi đi ngủ, giảm quá trình bài tiết mồ hôi hiệu quả và bền vững lâu dài, giúp bạn có một giấc ngủ ngon, tinh thần thoái mái cho ngày làm việc hôm sau.

Lưu ý:  Nếu ra mồ hôi đêm quá nhiều lần và thường xuyên đến mức bạn không thấy không bình thường, hoặc những triệu chứng khác bắt đầu xuất hiện, thì nên đi khám ngay.

Thanh Tú H+ (Tổng hợp) 

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng Hòa Hãn Linh giúp hỗ trợ điều trị mồ hôi nhiều


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết