Ra mồ hôi nhiều do rối loạn hệ thần kinh thực vật

Rối loạn hệ thần kinh thực vật gây ra mồ hôi nhiều ở lòng bàn chân, bàn tay

TPCN Hòa Hãn Linh: Giúp giải tỏa nỗi lo mồ hồi nhiều

Mồ hôi nhiều bất thường: Dấu hiệu bệnh tật!

Đổ mồ hôi, chớ coi thường!

Mồ hôi như "tắm" vì sao?

Vì sao có hiện tượng tăng tiết mồ hôi?

Mồ hôi tiết ra do hoạt động sinh lý bình thường của tuyến mồ hôi trong cơ thể. Mồ hôi tiết ra giúp cân bằng nhiệt độ và loại bỏ các độc tố ra ngoài cơ thể. Trung bình, sau 24 giờ, mỗi người tiết ra từ 500 – 600ml mồ hôi. Mồ hôi tiết ra nhiều hơn khi cơ thể ở trong các trạng thái như: Xúc động mạnh, ốm sốt hoặc uống rượu, ăn đồ ăn có quá nhiều vị cay. Khi luyện tập thể thao hoặc lao động nặng, lượng mồ hôi mà cơ thể tiết ra có thể tăng gấp 10 lần bình thường.

Mồ hôi thường tiết ra nhiều ở vùng da kín như: Nách, lưng, đùi, bẹn, các vùng da thường xuyên phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: Da vùng cổ, mặt hoặc những cơ quan trong cơ thể phải thường xuyên hoạt động như: Bàn chân, bàn tay…

Ngoài ra, một số người còn bị tăng tiết mồ hôi vị giác. Tăng tiết mồ hôi vị giác xuất hiện sau khi ăn phải thức ăn cay nóng như tương ớt, nước sốt, chè hoặc canh nóng… Tăng tiết mồ hôi vị giác thường gặp trong một số bệnh như đái tháo đường, zona, viêm hoặc chấn thương tuyến mang tai. Triệu chứng: Mồ hôi ra nhiều tại các vùng trán, vùng giữa ngực, vùng xung quanh mũi… 

Rối loạn thần kinh thực vật có gây tăng tiết mồ hôi?

Hệ thống thần kinh thực vật bao gồm: Hệ giao cảm và phó giao cảm. Chức năng chủ yếu của hệ thần kinh thực vật là điều hòa chức năng nội tiết của cơ thể. Hệ thần kinh thực vật tác động đến hệ hô hấp, tim mạch, tuyến mồ hôi… Về chức năng thì hệ giao cảm và phó giao cảm có những sự đối lập nhưng lại có chức năng thống nhất mà cả hai cùng tham gia điều tiết.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng của 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Hai hệ thống này về cơ bản gần như trái ngược nhau:

Tác động của hệ thần kinh giao cảm rất đa dạng trên hệ tim mạch (làm co mạch, tăng huyết áp, khiến mạch đập nhanh và kích thích cơ thể tiết mồ hôi); Trên hệ hô hấp (làm nhịp thở nhanh, nông). Khi người bệnh bị cường chức năng giao cảm sẽ có các triệu chứng như hồi hộp, trống ngực mạnh, tăng huyết áp, vã mồ hôi, giảm co bóp và tiết dịch đối với một số cơ quan tiêu hóa như dạ dày, túi mật, ruột, dịch vị dạ dày…; Co thắt cơ trơn phế quản… bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, bàn tay; Nặng hơn có thể tức ngực, khó thở… tim hồi hộp thở gấp, luôn luôn ra mồ hôi. Mồ hôi ra đầm đìa, sợ gió, môi tím tái, sắc mặt trắng bệch, chân tay lạnh ngắt. Tác dụng của hệ phó giao cảm thì ngược lại, khi cường chức năng phó giao cảm sẽ làm chậm nhịp tim, tăng co thắt và tăng tiết dịch vị.

Thông thường các triệu chứng thường gặp trong rối loạn hệ thần kinh thực vật là những cơn tim đập nhanh, bốc nóng ở mặt, vã mồ hôi ở lòng bàn chân, tay, nặng hơn có thể tức ngực, khó thở…

Khắc phục tăng tiết mồ hôi do rối loạn thần kinh thực vật

Điều trị rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Nội khoa: Dùng thuốc hoặc TPCN bổ sung calci, sinh tố nhóm B (đặc biệt B6), acid glutamic, an thần… Có thể châm cứu kết hợp liệu pháp tắm nóng, tắm lạnh, tập thể dục; Tránh căng thẳng.

- Ngoại khoa: Nếu rối loạn thần kinh thực vật gây ra hiện tượng tăng tiết mồ hôi quá nhiều, đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay thì bác sỹ chuyên khoa thần kinh có thể làm thủ thuật cắt hạch giao cảm ngực.

- Uống nhiều nước: Tốt nhất nên chọn loại nước có thành phần bổ sung các chất khoáng cần thiết cho cơ thể.

- Ăn nhiều trái cây: Các loại trái cây tươi giúp bổ sung các chất khoáng bị tiêu hao khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi. Bạn nên ăn nhiều trái cây tươi trước khi cần vận động căng thẳng.

Ngoài ra, khi bị ra mồ hôi nhiều do rối loạn hệ thần kinh thực vật người bệnh cần giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh mặc cảm. Ngoài ra, nên giữ vệ sinh cơ thể, mặc quần áo thoáng rộng, uống nhiều nước và kết hợp với một số phương pháp như: Ngâm chân trong nước muối nóng, day bấm huyệt, châm cứu. Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm TPCN có nguồn gốc từ thảo dược thiên nhiên như: Thiên môn đông, hoàng kỳ, sơn thù du… cũng có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị căn bệnh “khó chịu” này.

Thanh Tú H+ 

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết