- Chuyên đề:
- Bệnh gan mật
Sỏi mật dù kích thước nhỏ cũng có thể gây cơn đau quặn bụng dữ dội
Nguyên nhân và cách làm giảm các triệu chứng do polyp túi mật
Phụ nữ cho con bú có dùng được TPCN Kim Đởm Khang không?
Đã phẫu thuật cắt túi mật nhưng vẫn tái phát sỏi, phải làm sao?
Đa polyp túi mật 5mm gây đau bụng nên điều trị thế nào?
Đa phần các trường hợp sỏi mật không có triệu chứng, tình trạng này thường chỉ được vô tình phát hiện khi người bệnh đi siêu âm, chụp CT vì những lý do khác. Sỏi mật không triệu chứng thường không gây ra vấn đề gì nghiêm trọng, do đó việc điều trị là chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên cũng có những trưởng hợp bệnh biến chứng trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó cần nhận biết các dấu hiệu để có phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.
Cơn đau do sỏi mật - triệu chứng cảnh báo rõ rệt nhất
Cơn đau bụng do sỏi mật có thể xuất hiện ở vùng bụng trên, bên phải (hay vùng hạ sườn phải), sau đó lan dần tới vùng lưng hoặc xương bả vai.
Thông thường, cơn đau do sỏi mật có thể thoáng qua hoặc trở nên nghiêm trọng hơn sau khi bạn ăn các món nhiều chất béo. Nguyên nhân là do có viên sỏi mật chặn ống mật, túi mật vẫn co bóp nhưng dịch mật lại bị ứ đọng, gây ra áp lực và cảm giác đau đớn.
Nhiều người bệnh miêu tả cơn đau do sỏi mật là các cơn đau nhói, châm chích. Các cơn đau do túi mật cũng thường kéo dài từ 30 phút tới vài giờ, cho tới khi túi mật thư giãn trở lại sau bữa ăn, hoặc khi viên sỏi không còn gây tắc nghẽn ống dẫn mật.
Người bị sỏi mật có thể thấy đau ở vùng hạ sườn phải
Nếu sỏi mật gây tắc nghẽn dịch mật trong thời gian dài, người bệnh có thể thấy đau đớn kèm các triệu chứng sốt, ớn lạnh, vàng da, buồn nôn/nôn mửa. Trong những trường hợp này, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức vì viên sỏi mật có thể gây sưng, viêm, nhiễm trùng túi mật.
Cơn đau do sỏi mật có thể dễ bị nhầm với các cơn đau tức ngực, đau tim… do đó bạn không nên chủ quan khi thấy bị đau đột ngột tại vùng hạ sườn phải, cơn đau ở vùng chân ngực.
Giải pháp giúp giảm nhanh cơn đau do sỏi mật tại nhà
Nếu sỏi mật gây các cơn đau quặn bụng kéo dài nhiều giờ đồng hồ không giảm, rất có thể sỏi đã gây biến chứng tắc mật, bạn nên đi đến cơ sở y tế gần nhất để có phương pháp xử trí kịp thời. Trong trường hợp cơn đau chỉ ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một số mẹo giảm đau tại nhà theo hướng dẫn dưới đây:
- Chườm khăn ấm hoặc túi sưởi ở vùng bị đau và giữ trong vòng 20 - 30 phút, sức nóng sẽ giúp dịu bớt cơn đau.
Nước hãm nghệ tươi giúp giảm cơn đau do sỏi mật tại nhà
- Uống 200ml nước hãm nghệ tươi hoặc nước giấm táo (pha loãng) giúp tăng lưu thông dịch mật, giảm bớt cơn đau (nên uống nước ấm, uống từng ngụm nhỏ).
Giải pháp hạn chế cơn đau do sỏi mật lâu dài
Sỏi mật là bệnh cơ địa, dễ hình thành lại sỏi nên khó điều trị triệt để. Bởi vậy, muốn ngăn cơn đau do sỏi mật lâu dài có 3 điều quan trọng cần được giải quyết: Tránh sỏi tăng kích thước, bài sỏi dần dần và ngăn tích tụ sỏi mới.
Các phương pháp Tây y thường có tác dụng giúp giảm nhanh cơn đau do sỏi nhưng lại ít có khả năng bài sỏi lâu dài. Do đó, để giải quyết được bài toán khó này, Đông y đang chiếm lợi thế nhờ bài thuốc gồm 8 thảo được quý tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh.
Theo đó, sự kết hợp của bài thuốc chứa 8 thảo dược quý gồm uất kim, chi tử, sài hồ, hoàng bá, kim tiền thảo, nhân trần, diệp hạ châu, chỉ xác sẽ tạo ra tác động toàn diện trên hệ thống gan mật, giúp lợi mật, tăng vận động đường mật và tăng cường chức năng gan.
Nhờ đó, sỏi mật sẽ được bào mòn dần dần, giảm các cơn đau bụng, đầy trướng, khó tiêu do sỏi gây ra, đồng thời ngăn sỏi tái phát hiệu quả. Hiệu quả của bài thuốc đã được chứng thực qua kiểm chứng lâm sàng tại Bệnh viện Quân y 103.
Bên cạnh đó, một chế độ ăn khoa học cũng có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị sỏi mật. Nếu bạn duy trì thực đơn quá nhiều dầu mỡ hay các thực phẩm giàu cholesterol, túi mật sẽ phải co bóp nhiều hơn để tống đẩy dịch mật xuống ruột non, giúp tiêu hóa chất béo. Khi đó, viên sỏi sẽ di chuyển liên tục và cọ xát vào thành túi mật gây đau. Hơn nữa, với chế độ ăn không phù hợp, sỏi mật cũng rất dễ tăng nhanh kích thước và gây biến chứng nguy hiểm.
Để có chế độ ăn khoa học nhất với bệnh sỏi mật, bạn nên thực hiện theo những chú ý quan trọng dưới đây:
- Nên bổ sung các loại thịt trắng như thịt gia cầm, cá, thịt nạc… Ăn nhiều rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, chất xơ giúp giảm hấp thu cholesterol.
- Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều chất béo như nội tạng động vật, thịt bò, các món chiên rán, thức ăn nhanh.
- Không nên ăn quá no, không bỏ bữa sáng, ăn chín uống sôi và tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn đường mật do ký sinh trùng.
Vi Bùi H+
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - giải pháp cho người bị sỏi mật từ 8 thảo dược quý
Với thành phần từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.
Sản phẩm phù hợp với:
- Người bị sỏi mật, viêm đường mật.
- Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.
Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.
Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.
Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Bình luận của bạn