Nguyên nhân và cách làm giảm các triệu chứng do polyp túi mật

Nguyên nhân của bệnh lý polyp túi mật là gì?

Phụ nữ cho con bú có dùng được TPCN Kim Đởm Khang không?

Đã phẫu thuật cắt túi mật nhưng vẫn tái phát sỏi, phải làm sao?

Đa polyp túi mật 5mm gây đau bụng nên điều trị thế nào?

Các phương pháp tẩy sỏi gan mật tại nhà

Nguyên nhân gây polyp túi mật?

Trên thực tế, các nhà khoa học vẫn chưa làm rõ được nguyên nhân chính xác gây polyp túi mật. Nhiều ý kiến cho rằng sự hình thành của polyp túi mật có liên quan tới quá trình chuyển hóa chất béo trong cơ thể, chức năng gan mật kém, chỉ số đường máu cao, gan nhiễm mỡ, thói quen ăn uống không điều độ, nhiễm virus, viêm gan...

Đối tượng nào có nguy cơ cao bị polyp túi mật?

Nhiều chuyên gia cho rằng yếu tố di truyền có thể góp phần làm tăng nguy cơ bị polyp túi mật. Những người mắc các hội chứng polyp hỗn hợp di truyền như hội chứng Peutz-Jeghers, hội chứng Gardner cũng có nguy cơ cao bị polyp túi mật.

Ngoài ra, một nghiên cứu phân tích số liệu của các nhà khoa học Trung Quốc cũng đã xác định người bị viêm gan B mạn tính có khả năng cao mắc polyp túi mật.

Polyp túi mật có nguy hiểm không?

Polyp túi mật có thể tiến triển thành ung thư trong một số trường hợp

Trong đa số trường hợp, polyp túi mật là vô hại. Chúng chỉ là sự tích tụ cholesterol chứ không phải tế bào ung thư. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hiếm gặp, polyp túi mật thực sự có thể là các khối u nhỏ, hay các tế bào ung thư.

Để xác định xem khối polyp túi mật là lành tính hay ác tính, các bác sỹ sẽ phải dựa vào kích thước của chúng. Theo đó, polyp túi mật càng lớn, nguy cơ chúng tiến triển thành ung thư càng cao. Polyp túi mật lớn hơn 1cm có tỷ lệ ác tính rất cao, do đó các bác sỹ thường khuyên bạn nên cắt bỏ hoàn toàn túi mật trong những trường hợp này.

Polyp túi mật có thể ảnh hưởng tới mọi độ tuổi. Do đó, bạn nên chú ý tới nguyên nhân, yếu tố nguy cơ gây polyp túi mật để chủ động phòng ngừa bệnh, giảm thiểu rủi ro cho chính mình.

Nên điều trị polyp túi mật như thế nào?

Nếu polyp dưới 10mm thì đa phần đều lành tính và chưa cần điều trị. Tuy nhiên, bạn vẫn nên đi siêu âm từ 3 - 6 tháng/lần để xem xét polyp có tiến triển hay không.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên hạn chế ăn những món nhiều dầu mỡ; Tăng cường bổ sung rau xanh, chất xơ và chỉ nên dùng các chất béo thực vật như dầu olive, hạnh nhân, hướng dương… Bạn cũng nên duy trì thói quen luyện tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để cải thiện vận động đường mật.

Ngoài ra, để giảm các triệu chứng do polyp túi mật gây ra (như đau bụng, đầy trướng, khó tiêu…) và giữ polyp không tăng kích thước, bạn có thể tham khảo sử dụng các sản phẩm thảo dược có chứa uất kim, chi tử, nhân trần, hoàng bá, diệp hạ châu, kim tiền thảo, sài hồ, chỉ xác.

Sự kết hợp của các thảo dược này giúp tạo ra tác dụng toàn diện trên hệ thống gan mật, tăng vận động đường mật, kháng khuẩn, kháng viêm nên giúp hỗ trợ điều trị polyp túi mật hiệu quả.

Vi Bùi H+ (Theo Hellodoktor)

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang - giải pháp cho người bị sỏi mật từ 8 thảo dược quý

Với thành phần từ 8 thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Nhân trần, Hoàng bá, Diệp hạ châu, Kim tiền thảo, Sài hồ, Chỉ xác, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang là sản phẩm hỗ trợ giúp làm mềm sạn sỏi, bài sỏi mật, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi trong đường mật, hỗ trợ tăng cường chức năng gan hiệu quả.

Sản phẩm phù hợp với:

- Người bị sỏi mật, viêm đường mật.

- Người đã phẫu thuật lấy sỏi, tán sỏi, có nguy cơ tái phát sỏi cao.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kim Đởm Khang ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam.

Số điện thoại: 0243 775 9865 - 0283 977 8085.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa