- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Nhiễm trung răng miệng là biến chứng thường gặp của bệnh đái tháo đường
Tử vong vì nhiễm trùng răng
Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường
Chẩn đoán bệnh đái tháo đường cần xét nghiệm gì?
Đường huyết ảnh hưởng thế nào đến trí nhớ?
Bệnh đái tháo đường ảnh hưởng đến miệng như thế nào?
Quá nhiều glucose (còn gọi là đường) trong máu là nguyên nhân gây đau, nhiễm trùng và các vấn đề khác ở răng miệng.
Trong nước bọt của người bình thường đã chứa một lượng glucose nhất định. Khi mắc bệnh đái tháo đường mà không kiểm soát tốt đường huyết, lượng glucose trong nước bọt sẽ tăng và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển. Các vi khuẩn này kết hợp với thức ăn thừa hình thành mảng bám và có thể gây sâu răng, bệnh về nướu và hôi miệng.
Nếu bị đái tháo đường, bệnh về nướu răng sẽ khó chữa trị hơn và ngược lại, bệnh về nướu răng cũng làm giảm khả năng kiểm soát đường huyết.
Mảng bám răng nguy hiểm như thế nào?
Các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ sẽ dần trở lên vôi cứng và tạo thành cao răng. Khi có cao răng, bạn khó lòng chải sạch các từng kẽ răng. Cao răng cứng đầu làm cho lợi bị sưng đỏ và dễ bị chảy máu, dẫn đến bệnh viêm lợi.
Nếu bệnh viêm lợi không được điều trị, nó có thể phát triển thành bệnh viêm nha chu (tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm). Bệnh này có thể diễn ra trong thời gian dài, buộc cơ thể phải “gồng mình” chống lại các vi khuẩn. Sự kết hợp của vi khuẩn cùng với những phản ứng của cơ thể có thể làm phá hủy các tổ chức xương và mô xung quanh răng, khiến răng trở nên lỏng lẻo, làm rụng răng.
Các vấn đề răng miệng phổ biến nhất ở người bệnh đái tháo đường
- Viêm lợi: Lợi bị đỏ, sưng lên và chảy máu.
Cách điều trị: Đánh răng hàng ngày và dùng chỉ nha khoa. Ngoài ra, nên đi làm sạch răng thường xuyên ở phòng khám răng.
- Bệnh nha chu: Xuất hiện khi viêm lợi không được điều trị triệt để hoặc kiểm soát bệnh đái tháo đường kém; Không thường xuyên làm sạch răng và có hút thuốc lá. Các triệu chứng của bệnh nha chu bao gồm: Nướu bị đỏ, sưng và chảy máu; Nhiễm trùng răng và nướu kéo dài; Hôi miệng lâu không hết; Rụng răng; Chảy mủ ở chân răng (khi bệnh nặng).
Cách điều trị: Đánh răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng. Sử dụng nước súc miệng để giảm vi khuẩn và hạn chế sự tích tụ của mảng bám. Làm sạch mảng bám, điều trị răng sâu tại phòng khám răng, uống thuốc theo chỉ định của nha sỹ hoặc phẫu thuật trong trường hợp nghiêm trọng.
- Tưa miệng (bệnh nấm Candida): Xảy ra khi Candida – loại nấm tự nhiên trong cơ thể phát triển một cách mất kiểm soát. Các dấu hiệu bao gồm: Đau, xuất hiện các đốm màu trắng mịn trên lưỡi, trong má, đôi khi ở vòm miệng, lợi; Có thể chảy máu khi bị cọ xát.
Cách điều trị: Uống thuốc diệt nấm theo chỉ định của nha sỹ; Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu dùng răng giả, nên tháo ra để vệ sinh và không nên đeo khi đi ngủ.
Người bệnh đái tháo đường cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Khô miệng: Bệnh đái tháo đường có thể làm tổn thương hệ thần kinh tự chủ, dẫn đến rối loạn hoạt động của các tuyến tiết, làm giảm tiết nước bọt và gây khô miệng. Chứng khô miệng làm tăng nguy cơ bị sâu răng cũng như bệnh về nướu. Các triệu chứng bao gồm: Cảm giác khô trong miệng, lưỡi; Đau; Khô nứt môi; Lở miệng; Gặp khó khăn khi nhai, nuốt hoặc nói chuyện.
Cách điều trị:
+ Uống thuốc chữa khô miệng theo chỉ định của nha sỹ;
+ Súc miệng với fluoride để phòng ngừa sâu răng;
+ Ngậm kẹo cao su hoặc kẹo bạc hà không đường để làm tăng lưu lượng nước bọt;
+ Uống nước thường xuyên, uống từng ngụm nhỏ;
+ Tránh thuốc lá, cà phê, đồ uống có cồn;
+ Sử dụng thiết bị tạo độ ẩm trong phòng nhà, đặc biệt là phòng có điều hòa và phòng ngủ.
+ Không ăn các thức ăn cay, mặn.
- Miệng bỏng rát: Cảm giác nóng rát trong miệng gây ra bởi nồng độ glucose trong máu cao không kiểm soát được. Các triệu chứng nóng rát, khô miệng, đắng miệng có thể xấu đi trong ngày.
Cách điều trị: Tham khảo ý kiến bác sỹ về việc thay đổi thuốc trị bệnh đái tháo đường. Khi đường huyết được kiểm soát, chứng miệng bỏng rát sẽ biến mất.
Khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào đó khác thường ở răng miệng, bạn hãy sớm đến gặp bác sỹ để được chăm sóc và điều trị cẩn thận, phòng tránh những tổn thương nghiêm trọng có thể xảy ra.
Phần 2: Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng răng miệng do bệnh đái tháo đường?
Kim Chi H+
Thực phẩm chức năng viên nén Hộ Tạng Đường giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa:
- Biến chứng đái tháo đường (biến chứng trên tim, mắt, thận, thần kinh);
- Giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu, chống oxy hóa và giảm huyết áp.
TPCN Hộ Tạng Đường được chứng nhận Sản phẩm Vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2014.
Sản phẩm của Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây. Điện thoại tư vấn: 04.3775.9865
*Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Thông tin do nhà sản xuất/phân phối cung cấp và chịu trách nhiệm.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số: 1563/2014/XNQC-ATTP
Bình luận của bạn