- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường giúp hạn chế tác hại mà căn bệnh này gây ra
Ngày càng nhiều người bị cưa chân vì biến chứng đái tháo đường
Tiền đái tháo đường – Hành động ngay khi vừa mới "chớm"
Tiền đái tháo đường: Làm sao để biết?
6 thói quen giúp kiểm soát đường huyết
Những người dễ mắc bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là căn bệnh mạn tính ảnh hưởng đến chức năng của nhiều bộ phận trên cơ thể như tim mạch, hệ thần kinh, thận, răng miệng… Theo các chuyên gia y tế, những người có đặc điểm sau nên tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để phát hiện bệnh đái tháo đường:
- Bị thừa cân/béo phì và trên 45 tuổi;
- Bị thừa cân/béo phì, dưới 45 tuổi và có các yếu tố nguy cơ như:
+ Bị tăng huyết áp;
+ Cholesterol cao;
+ Có lịch sử gia đình bị đái tháo đường;
+ Là người châu Phi, châu Á, người Mỹ gốc Latin/Tây Ban Nha/Bồ Đào Nha, người Mỹ bản địa hoặc người dân sống trên đảo Thái Bình Dương;
+ Phụ nữ từng bị đái tháo đường thai kỳ (chỉ bị bệnh trong khi mang thai) hoặc sinh con nặng cân (trên 4kg).
Các xét nghiệm phát hiện bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường được chẩn đoán dựa trên các xét nghiệm máu đặc hiệu
Có ba loại xét nghiệm có thể giúp phát hiện bệnh đái tháo đường, đó là:
- Xét nghiệm HbA1C (xét nghiệm A1C hay glycosylated hemoglobin)
A1C có thể được sử dụng để chẩn đoán cả đái tháo đường và tiền đái tháo đường (tình trạng đường huyết cao nhưng chưa đến mức bị đái tháo đường, có thể chữa khỏi). Xét nghiệm A1C đo đường huyết trung bình của bạn trong 2 – 3 tháng vừa qua, có ưu điểm là không bắt buộc người bệnh phải nhịn ăn.
A1C ở mức 5,7% đến 6,4% có nghĩa là bạn đang trong giai đoạn tiền đái tháo đường và có nguy cơ cao mắc đái tháo đường type 2. Nếu từ 6,5% trở lên, bạn đã bị “kết án” bệnh đái tháo đường!
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói (FPG)
Ít nhất 8 tiếng trước khi tiến hành xét nghiệm, người bệnh phải nhịn ăn. Ý nghĩa của xét nghiệm FPG được thể hiện qua bảng dưới đây:
Chỉ số đường huyết tĩnh mạch lúc đói (FPG) |
Chẩn đoán |
Ý nghĩa |
Từ 100 – 125 mg/dL |
Đường huyết cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để được chẩn đoán là bệnh đái tháo đường. Tiền đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2, bệnh tim, đột quỵ. |
|
Từ 126 mg/dL trở lên |
Đái tháo đường type 2 |
Đái tháo đường type 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin hoặc bị kháng insulin (cơ thể không sử dụng hiệu quả insulin). Đái tháo đường type 2 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. |
- Xét nghiệm rối loạn dung nạp glucose (OGTT)
Xét nghiệm này nhằm kiểm tra nồng độ glucose trong huyết tương sau khi uống dung dịch giàu glucose.
Xét nghiệm OGTT có độ nhạy cao nên thường được chỉ định cho những người có các triệu chứng nghi mắc đái tháo đường như: Khát nước, sụt cân nhanh, đi tiểu nhiều, nhanh đói, mệt mỏi… nhưng không phát hiện mắc bệnh đái tháo đường qua hai xét nghiệm HbA1c và FPG.
Kết quả xét nghiệm OGTT từ 140 đến 199 mg/dL là tiền đái tháo đường; Từ 200 mg/dL trở lên là đái tháo đường type 2.
Kim Chi H+
Bình luận của bạn