Chế độ ăn tốt cho người bệnh đái tháo đường

Ăn uống đúng cách giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả

Vì sao người bệnh đái tháo đường nên ăn việt quất?

Tiền đái tháo đường – Hành động ngay khi vừa mới "chớm"

Tip tập thể dục an toàn cho người bệnh đái tháo đường

Kiểm soát bệnh đái tháo đường với nguyên tắc STAR

Đái tháo đường là do rối loạn chuyển hóa chất đường, từ đó kéo theo rối loạn chuyển hóa chất đạm, chất béo và sinh biến chứng cùng với các bệnh cơ hội như: Xơ vữa mạch, tăng huyết áp. Bởi vậy, điều trị bệnh đái tháo đường, nếu chỉ dùng thuốc để hạ đường huyết sẽ chưa đủ để kiểm soát toàn diện. Vì thế, trong điều trị, chế độ dinh dưỡng, luyện tập đóng vai trò quan trọng tương tự như việc dùng thuốc.

Chất béo

Chất béo chứa nhiều năng lượng nhất trong tất cả các loại thực phẩm. Ăn quá nhiều chất béo khiến bạn tăng cân, thậm chí gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết. Tuy nhiên không phải tất cả chất béo đều có hại.

Chất béo bão hòa

Chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe vì nó làm tăng LDL-cholesterol (cholesterol xấu). Chất béo bão hòa được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như: Mỡ, sữa, bơ và pho mát; Hoặc nguồn gốc thực vật như: dầu cọ, dầu dừa, sữa dừa, kem dừa.

Ăn đồ chiên làm tăng LDL-cholesterol

Để giảm chất béo bão hòa:

- Chọn sữa ít béo, sữa chua, kem và trứng.

- Chọn thịt nạc và lọc hết mỡ trước khi nấu.

- Lột bỏ da gà trước khi nấu.

- Tránh sử dụng bơ, mỡ lợn; Hạn chế kem, kem chua, sữa dừa, nước cốt dừa và bơ thực vật.

- Hạn chế ăn pho mát, cố gắng giảm chất béo.

- Hạn chế các loại bánh ngọt, bánh tráng miệng, chocolate và bánh quy kem trong những dịp đặc biệt.

- Giới hạn bánh quy, snack, thức ăn đông lạnh và thức ăn chế biến sẵn.

- Hạn chế việc sử dụng các loại thịt chế biến: Thịt hộp, lạp xưởng, xúc xích.

- Tránh các loại thực phẩm takeaway chiên như khoai tây chiên, gà chiên,... chọn BBQ thịt gà (bỏ da) và cá nướng thay thế.

- Tránh bánh nướng.

- Thay vì nước sốt kem bằng các loại nước sốt từ các thực phẩm ít béo khác như cà chua, đậu nành. Nên tự làm các loại nước sốt ít muối hoặc không nêm muối.

Loại bỏ da thịt gà trước khi chế biến giúp giảm chất béo bão hòa

Chất béo không bão hòa

Hãy ăn một lượng nhỏ chất béo không bão hòa để đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ acid béo và vitamin thiết yếu. Chất béo không bão hòa có hai loại: chất béo không bão hòa đa và chất béo không bão hòa đơn.

Chất béo không bão hòa đa:

- Bơ thực vật không bão hòa đa (trên nhãn ghi “không no”).

- Hướng dương, dầu cây rum, đậu tương, ngô, hạt bông, hạt nho và dầu mè.

- Các chất béo có trong cá nhiều dầu như cá trích, cá thu, cá mòi, cá hồi và cá ngừ.

 Chất béo không bão hòa đơn bao gồm:

- Các loại dầu olive.

- Một số loại bơ thực vật.

- Quả bơ.

Trong củ lạc, mầm lạc, dầu lạc (đậu phộng) có chứa cả chất béo không bão hòa đơn và chất béo không bão hòa đa.

Ý tưởng các món ăn sử dụng chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa rất dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao và trở nên độc hại. Vì thế, bạn nên sử dụng chất béo này ở nhiệt độ phòng hoặc nhiệt độ cao như chiên rán. Bạn có thể chế biến nó với nhiều cách khác nhau, để bữa ăn trở nên thú vị và ngon miệng, tốt cho sức khỏe.

- Ăn một đĩa salad hoặc rau hấp với một ít dầu olive và nước chanh hoặc giấm.

- Rắc hạt vừng trên rau hấp.

- Sử dụng bánh mỳ hạt lanh và chút dầu hạt cải hoặc bơ thực vật.

- Ăn nhẹ bằng các loại hạt không ướp muối hoặc thêm rắc chúng lên món xào hay salad.

- Phết bơ vào bánh mỳ hoặc thêm vào món salad.

- Ăn cá nhiều hơn (ít nhất ba lần một tuần) vì nó có chứa một loại chất béo đặc biệt (omega-3) tốt cho trái tim của bạn.

- Tránh các loại thực phẩm chiên, bầm dập, hư hỏng.

Người bệnh đái tháo đường nên ăn chất béo không bão hòa

Carbohydrate

Carbohydrate là nguồn năng lượng tốt nhất cho cơ thể. Carbohydrate được chuyển hóa thành glucose trong máu và được insulin vận chuyển vào trong tế bào để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Hầu hết các loại thực phẩm chứa carbohydrate đều cung cấp nhiều chất xơ, vitamin và khoáng chất.

Chế độ ăn giàu carbohydrate phù hợp với người bệnh đái tháo đường vì nó cung cấp đầy đủ năng lượng cho cơ thể mà không gây biến động tăng đường trong máu. Tuy vậy, vẫn có một số lại carbohydrate có thể làm lượng đường trong máu tăng cao sau khi ăn. Vậy nên tốt nhất ăn một lượng vừa phải carbohydrate và ăn nhiều chất xơ.

Đường

Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường vẫn có thể có một ít đường. Nhưng quan trọng là phải xem xét các giá trị dinh dưỡng trong các loại thực phẩm mà bạn ăn. Các loại thực phẩm có đường nên được tiêu thụ ít nhất có thể. Đặc biệt, với các loại có lượng đường cao như kẹo, nước giải khát thì vẫn nên tránh xa.

Chất đạm

Chọn thực phẩm bổ sung protein (đạm) cũng nên lựa chọn loại ít béo. Điều này giúp hạn chế lượng chất béo bão hòa mà cơ thể bạn hấp thụ. Có thể kể một số loại thực phẩm giàu protein như thịt nạc, thịt da cầm (không da), hải sản, trứng (không chiên), các loại hạt không ướp muối, đậu và các sản phẩm từ đậu.

Gia vị, đồ uống và các loại thực phẩm khác

Bạn có thể bổ sung các thực phẩm dưới đây để làm phong phú thêm hương vị và giúp bữa ăn trở nên đa dạng hơn:

-  Các loại thảo mộc, gia vị, tỏi, ớt, nước cốt chanh, dấm và gia vị khác.

-  Sản phẩm có thành phần thân thiện với sức khỏe.

-  Trà, cà phê, trà thảo dược, nước, nước khoáng thiên nhiên.

Cẩm Ngọc H+

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Dinh dưỡng