Nhiễm vi khuẩn có thể dẫn đến viêm mạn tính trong cơ thể
10 dấu hiệu cảnh báo ung thư thường bị nam giới bỏ qua
Việc nên làm để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, hạn chế dùng thuốc kháng sinh
8 dấu hiệu cảnh báo ung thư tuyến tụy thường bị bỏ qua
Phát hiện đột phá loại thuốc ngăn ung thư buồng trứng tái phát
Bác sỹ William Coley ở New York (Mỹ) trong thế kỷ XX được biết đến với cái tên "Cha đẻ của liệu pháp miễn dịch trong điều trị ung thư" là người đầu tiên cho rằng vi sinh vật ký sinh có thể gây ung thư. Thế kỷ XX đã chứng kiến một số tranh cãi xung quanh vấn đề vi khuẩn gây ung thư. Lý thuyết vi khuẩn có thể gây ung thư cuối cùng đã được chứng minh vào đầu những năm 2000 khi các nhà sinh học đã thiết lập mối liên hệ giữa vi khuẩn Helicobacter pylori và ung thư dạ dày.
Ngày nay, nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ rõ ràng giữa vi khuẩn - tình trạng viêm và một số loại ung thư. Trong thực tế, khoảng 15 - 20% các bệnh ung thư có liên quan đến viêm mạn tính.
Nhiễm vi khuẩn có thể gây ung thư bằng cách nào?
Bản thân vi khuẩn không gây ung thư. Thay vào đó, tình trạng viêm mạn tính mới là nguyên nhân gây ung thư. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng và độc tố làm thay đổi sự phát triển của tế bào, làm rối loạn sự phát triển bình thường của các tế bào. Nhiễm trùng mạn tính làm tăng sự biến đổi tế bào, do đó tạo ra các khối u.
Bản thân vi khuẩn không gây ung thư nhưng gây viêm mạn tính, dẫn đến ung thư
Những vi khuẩn nào có thể gây ung thư?
Helicobacter pylori: Gần 2/3 thế giới được cho là mang vi khuẩn này trong dạ dày. H. pylori có thể gây viêm dạ dày mạn tính, có liên quan đến ung thư dạ dày. Năm 1994, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế phân loại vi khuẩn này là chất gây ung thư. H. pylori cũng gây ung thư hạch bạch huyết. Lớp lót dạ dày thường không có mô bạch huyết nhưng sự hiện diện của H. pylori trong lớp lót dẫn đến sự tăng trưởng này.
Salmonella typhi: Những vi khuẩn này gây ra thương hàn. Bằng chứng nghiên cứu cho thấy rằng viêm S. typhi mạn tính có liên quan đến ung thư túi mật (GBC). Trong một nghiên cứu năm 2010, 33% các trường hợp ung thư túi mật bị nhiễm S. typhi.
Capnocytophaga gingivalis, P. melaninogenica và Streptococcus mitis: Tất cả những vi khuẩn này sống và phát triển mạnh trong nước bọt và miệng. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm ung thư miệng. Thử nghiệm nước bọt để phát hiện những vi khuẩn này có thể cải thiện tiên lượng và triển vọng điều trị bệnh.
Chlamydia trachomatis: Vi khuẩn này có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của người phụ nữ, bởi nó thể gây viêm âm đạo và tiết niệu. Những vi khuẩn này thường không gây ra triệu chứng, nên chị em chỉ có thể phát hiện khi đi khám phụ khoa định kỳ. Viêm nhiễm thường lây lan qua quan hệ tình dục.
Nghiên cứu cho thấy, nhiễm C. trachomatis có liên quan với nguy cơ ung thư cổ tử cung. Một nghiên cứu trên 1.238 trường hợp ung thư cổ tử cung cho thấy nguy cơ cao hơn ở những phụ nữ đã xét nghiệm dương tính với C. trachomatis.
Chlamydia pneumoniae: Có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa C. pneumoniae và ung thư phổi. Những vi khuẩn này gây viêm phổi và thường được tìm thấy trong lớp phế quản của phổi. Trong một nghiên cứu thực hiện trên 230 nam giới hút thuốc bị ung thư phổi, các dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của C. pneumoniae trong 52% các trường hợp.
Streptococcus bovis: Những vi khuẩn này thường tìm thấy ở miệng, thực quản, dạ dày và ruột. Từ những năm 1970, người ta đã tìm thấy mối liên hệ giữa S. bovis và ung thư đại tràng. Các nghiên cứu về chuột cho thấy rõ ràng rằng S. bovis có vai trò trong sự phát triển ung thư đại tràng.
Vì những lý do nguy hiểm này, bạn nên điều trị nhiễm khuẩn ngay ở giai đoạn đầu, tránh gây viêm mạn tính. Nếu bạn nghi ngờ bị nhiễm trùng do vi khuẩn, hãy đến gặp bác sỹ ngay lập tức để được điều trị kịp thời.
Vi khuẩn H. pylori có liên quan đến ung thư dạ dày; S. typhi có liên quan đến ung thư bàng quang; S. bovis liên quan đến ung thư đại tràng; C. pneumoniae liên quan đến ung thư phổi; P. melaninogenica, S. mitis có liên quan đến ung thư miệng; C. trachomatis có liên quan đến nguy cơ ung thư cổ tử cung. |
Bình luận của bạn