Những biện pháp tự nhiên làm giảm đau họng nhanh chóng

Đau họng gây khó nuốt

Đau họng, ho và sổ mũi dùng kháng sinh ngay: Sai lầm nghiêm trọng!

Viêm họng do nhiễm virus hay vi khuẩn, làm dịu cơn đau họng thế nào?

Hầu hết đau họng đều không cần uống thuốc kháng sinh!

Phân biệt đau họng cảm lạnh, viêm họng và đau họng viêm amidan

Nước muối

Súc họng bằng nước muối không giúp giảm đau họng ngay lập tức nhưng nó là biện pháp hữu hiệu để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm họng. 

Súc họng bằng nước muối giúp giảm đau họng hiệu quả

Mật ong 

Mật ong là một trong những biện pháp khắc phục tốt nhất khi bị đau họng. Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên nên nó giúp giảm viêm hiệu quả.

Nếu bạn bị đau họng và ho nhiều thì sử dụng mật ong cũng giúp giảm ho hiệu quả. Bạn có thể pha mật ong với nước ấm hoặc trà và uống nhiều lần trong ngày. Lưu ý: Không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chanh

Tương tự như nước muối và mật ong, chanh cũng giúp ích khi bị đau họng vì nó có thể giúp làm loãng chất nhầy và giảm đau. Hơn nữa, hàm lượng vitamin C dồi dào trong chanh có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch và giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Bạn có thể uống nước chanh pha với nước ấm để giảm đau họng.

Nước chanh ấm giúp giảm đau họng hiệu quả

Trà

Có nhiều loại trà thảo dược bạn có thể thử để giảm đau họng nhanh chóng. Trà đinh hương và trà xanh đều chứa các đặc tính kháng khuẩn và chống viêm để chống lại nhiễm trùng. Trong khi đó, trà quả mâm xôi, trà hoa cúc và trà bạc hà là những lựa chọn tuyệt vời để giảm đau và giảm viêm. Nếu bạn muốn nghỉ ngơi, nên lựa chọn loại trà không chứa caffeine. 

Dùng máy tạo độ ẩm

Không khí khô, đặc biệt là trong những ngày thời tiết chuyển lạnh có thể là nguyên nhân khiến bạn bị đau họng và khiến tình trạng bệnh nặng lên. Do đó, sử dụng máy tạo độ ẩm sẽ giúp cải thiện tình trạng đau họng hiệu quả. 

Nếu bạn đã áp dụng tất cả các biện pháp trên mà tình trạng đau họng không cải thiện thì hãy đến gặp bác sỹ để được thăm khám. Bạn cũng nên gặp bác sỹ ngay nếu đau họng kèm theo sốt, ớn lạnh, khó nuốt... vì đây có thể dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. 

Thanh Tú H+ (Theo Pennmedicine)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng