Phân biệt đau họng cảm lạnh, viêm họng và đau họng viêm amidan

Đau họng do viêm họng liên cầu khuẩn thường rất đau, nuốt đau, không muốn ăn

12 cách tự nhiên giúp điều trị viêm họng, đau họng không cần thuốc

Muốn giảm đau họng, hãy thử 5 loại đồ uống dưới đây

Thấy 5 dấu hiệu này kèm theo đau họng, hãy đi khám ngay!

Bị viêm họng: Khi nào nên đi khám?

Đau họng do virus hay vi khuẩn? 

Đau họng có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Nguyên phổ biến nhất gây đau họng là virus. Đau họng do virus thường kèm theo các triệu chứng cảm lạnh khác: Chảy nước mũi, ho, hắt hơi, mắt đỏ hoặc chảy nước mắt. 

Các nguyên nhân khác gây đau họng bao gồm: Hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, chất kích ứng trong không khí, dị ứng và không khí khô. 

Đau họng thường là dấu hiệu đầu tiên của cảm lạnh. Tuy nhiên, đau họng do cảm lạnh thường tự khỏi sau 1 hoặc 2 ngày. Các triệu chứng cảm lạnh khác như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, đau đầu nhẹ, sốt có thể xuất hiện sau khi bị đau họng.

Điều trị đau họng do cảm lạnh thế nào? 

Không có cách chữa viêm họng do virus cảm lạnh gây ra, nhưng có nhiều cách giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn, như: Uống chất lỏng ấm, súc miệng bằng nước muối ấm, dùng thuốc hạ sốt và giảm đau. Khi bị cảm lạnh, điều quan trọng là cần nghỉ ngơi đầy đủ, ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước. 

Bị đau họng và cảm lạnh nên uống thuốc gì?

Khi bị đau họng và cảm lạnh do virus, đừng dùng kháng sinh! Thuốc kháng sinh không điều trị được virus, chỉ có hiệu quả chống lại vi khuẩn. 

Phân biệt đau họng do virus và vi khuẩn 

Thuốc giảm đau, hạ sốt chẳng hạn như acetaminophen, ibuprofen và naproxen có thể giúp giảm đau họng. Aspirin không nên dùng cho trẻ em vì liên quan đến hội chứng Reye - một chứng rối loạn có thể gây tổn thương não và tử vong.

Xịt họng và ngậm họng giúp làm dịu cổ họng, làm tê cổ họng tạm thời. Dùng thuốc xịt mũi có thể làm thông mũi, giảm đau họng do nước mũi chảy xuống cổ họng. 

Đau họng do viêm họng liên cầu khuẩn khác gì cảm lạnh? 

Các triệu chứng viêm họng liên cầu khuẩn thường nặng hơn các triệu chứng cảm lạnh. Người bệnh sẽ cảm thấy: Đau họng đột ngột, ăn không ngon, nuốt đau, amidan đỏ và có đốm trắng, sốt. 

Viêm họng liên cầu khuẩn do vi khuẩn Streptococcus gây ra. Viêm họng liên cầu khuẩn lây nhiễm khi tiếp xúc với nước bọt hoặc nước mũi của người bị nhiễm bệnh. Mặc dù viêm họng do liên cầu khuẩn thường gặp ở trẻ từ 5 - 15 tuổi, nhưng nó cũng có thể xảy ra ở người lớn.

Để chẩn đoán viêm họng liên cầu khuẩn, bác sỹ có thể kiểm tra xét nghiệm liên cầu khuẩn nhanh hoặc chẩn đoán dựa trên các triệu chứng như: Đốm trắng ở cổ họng, sốt và sưng hạch bạch huyết ở cổ. 

Viêm họng liên cầu khuẩn có thể gây ra các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như thấp khớp, thấp tim - một căn bệnh có thể gây hại cho van tim. Tuy nhiên, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn thường được chữa khỏi trong vòng 10 ngày. 

Viêm họng liên cầu khuẩn được điều trị bằng thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn. Penicillin và amoxicillin là thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị viêm họng liên cầu khuẩn. Những người bị dị ứng với penicillin có thể dùng kháng sinh khác. Bạn nên uống thuốc kháng sinh theo đúng liều mà bác sỹ kê đơn, ngay cả khi đã cảm thấy khỏe hơn sau 1 - 2 ngày. 

Nếu sau khi đã dùng thuốc mà thấy xuất hiện các triệu chứng sau, bạn nên gọi cho bác sỹ hoặc đi khám lại ngay: Sốt một hoặc hai ngày sau khi cảm thấy đỡ hơn; Buồn nôn hoặc nôn mửa; Đau tai; Đau đầu; Cứng cổ; Phát ban da; Ho; Đau khớp; Khó thở; Nước tiểu sẫm màu, phát ban hoặc đau ngực (có thể xảy ra sau 3 - 4 tuần).

Đau họng do viêm amidan khác gì với đau họng do cảm lạnh? 

Nhiệm vụ chính của amidan là chống lại nhiễm trùng, nhưng amidan cũng có thể bị nhiễm bệnh. Viêm amidan có thể do virus hoặc vi khuẩn gây ra, gây đau cổ họng.

Khi bị viêm amidan, sẽ thấy amidan bị sưng, có thể xuất hiện đốm trắng hoặc vàng. Ngoài ra còn có các triệu chứng như: Hơi thở hôi, sốt, thay đổi giọng nói vì amidan sưng, nuốt đau, tuyến hạch ở cổ sưng.

Nếu nhiễm trùng amiđan là do vi khuẩn, bạn sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Nếu viêm amidan là do virus, bạn chỉ cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, ăn các món dễ nuốt và mát, tránh thức ăn giòn hoặc cay, dùng thuốc giảm đau, hạ sốt như acetaminophen, naproxen, hoặc ibuprofen. 

Nếu viêm amidan tái phát nhiều lần, bác sỹ có thể đề nghị bạn cắt amidan. 

Vân Anh H+ (Theo webmd)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tai mũi họng