Những cách ổn định nhịp tim tự nhiên cho người bị rối loạn nhịp tim

Hãy thử những biện pháp dưới đây để ổn định nhịp tim

Các loại trái cây tốt cho người bị rối loạn nhịp tim nhanh

Thuốc chống đông máu giúp bảo vệ trí não cho người bệnh rung nhĩ

Còn trẻ đã bị rối loạn nhịp tim nhanh dễ tử vong

Nam giới béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh rung nhĩ nguy hiểm

Làm sao để giảm nhịp tim ngay lập tức?

Ngay khi nhận thấy cơn trống ngực xảy đến, hãy ngồi xuống và đứng lên từ từ, kết hợp vùng việc thở sâu thật chậm. Tập trung vào nhịp thở chậm và ổn định có thể giúp bạn ổn định nhịp tim nhanh hơn.

Nếu tình trạng rối loạn nhịp tim vẫn tiếp diễn, hãy thử phương pháp Valsalva maneuver: Bóp mũi và ngậm chặt miệng sau đó cố thở ra. Do miệng và mũi đã được bít kín, không khí không thể thoát ra ngoài có thể làm gia tăng huyết áp trong cơ thể. Sự gia tăng huyết áp trong thời gian ngắn có thể giúp lấy lại nhịp tim bình thường. Ngoài ra, bạn cũng có thể ho mạnh để làm tăng áp lực bên trong lồng ngực, ổn định nhịp tim.

Phương pháp Valsalva maneuver có thể giúp ổn định nhịp tim tự nhiên

Uống một ít nước lạnh hoặc úp mặt vào chậu nước lạnh cũng có thể giúp khắc phục cơn trống ngực, hồi hộp. Nhiều người tin rằng các biện pháp này giúp cơ thể sản sinh chất dẫn truyền thần kinh làm chậm nhịp tim, từ đó giúp khôi phục nhịp tim bình thường.

Giảm căng thẳng để kiểm soát nhịp tim tốt hơn

Căng thẳng, stress là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây nên cơn trống ngực, rối loạn nhịp tim nhanh. Để thư giãn và giảm căng thẳng, mệt mỏi, người bệnh rối loạn nhịp tim nên cố gắng ngồi thiền 30 phút một ngày, 3 - 4 ngày/tuần. Các bài tập đi bộ, bơi lội nhẹ nhàng… cũng rất phù hợp với người bị nhịp tim nhanh.

Bạn cũng nên cải thiện chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ đủ 7 - 8 tiếng/đêm. Mệt mỏi, thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ trống ngực, loạn nhịp tim. Hãy thử sử dụng một vài loại tinh dầu cam, tinh dầu oải hương trong phòng ngủ để thư giãn, giảm căng thẳng tốt hơn.

Chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống

Người bệnh rối loạn nhịp tim nhanh nên chú ý ăn nhiều cá, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu chứa nhiều acid béo omega-3. Bạn cũng nên hạn chế các loại đồ uống chứa nhiều caffeine như trà, cà phê, nước tăng lực… vì các chất kích thích có thể gây trống ngực, rối loạn nhịp tim nhanh.

Không nên ăn quá nhiều, quá no cùng một lúc. Buộc cơ thể phải tiêu hóa một lượng lớn thực phẩm có thể khiến cơ thể phải dồn máu từ tim sang đường tiêu hóa, kích hoạt cơn rối loạn nhịp.

Bổ sung một số khoáng chất

Thiếu magne có thể là một nguyên nhân gây nhịp tim nhanh, không đều. Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung khoảng 400 mg magne/ngày. Bổ sung chất béo chưa bão hòa hàng ngày cũng có thể giúp giữ nhịp tim ổn định hơn, nếu bạn không thích ăn cá, hãy bổ sung 2 - 3 gr dầu gan cá hàng ngày để bổ sung acid béo omega-3 cho cơ thể.

Vi Bùi H+ (Theo Besthealthmag)

Thảo dược Khổ sâm giúp giảm tính kích thích của cơ tim, tăng thời gian dẫn truyền xung động trong tim nên giúp ngăn ngừa rối loạn nhịp tim; Ức chế sự giải phóng các chất gây co mạch làm tăng nhịp tim, trong các trường hợp căng thẳng, stress.

Ngoài ra, Khổ sâm còn giúp giảm tính kích thích quá mức của thần kinh tim và điều hòa nồng độ các chất điện giải ở màng tế bào cơ tim, ngăn ngừa và giảm tần suất xuất hiện của các cơn loạn nhịp nhanh.

Gợi ý thực phẩm chức năng Ninh Tâm Vương với tinh chất Khổ sâm là lựa chọn số 1 giúp giảm tim đập nhanh, hồi hộp, trống ngực cho người nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu.

Thuốc chống đông máu giúp bảo vệ trí não cho người bệnh rung nhĩ - Ảnh 7

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch